Lãnh đạo chưa bao giờ là một kỹ năng đơn giản, có khi bạn sẽ phải mất cả đời để học và luyện tập. Định hình cho mình một phong cách lãnh đạo (leadership styles) cũng là điều không đơn giản.
Vấn đề của các chương trình huấn luyện lãnh đạo là chỉ dạy cho bạn cần làm gì mà không dạy cho bạn NGỪNG làm gì. Bài viết này sẽ giúp cho bạn nhìn ra 20 phong cách (leadership styles) mà bạn cần tránh.
20 phong cách cần tránh
Luôn muốn dành chiến thắng
Không có gì tệ hơn khi chúng ta cứ cố gắng chiến thắng trong mọi tình huống và chúng ta mất đi khách hàng, mất đi những người quan trọng xung quanh mình. Cuộc sống vốn dĩ không có điều gì đúng và cũng không có điều gì sai tuyệt đối. Mọi thứ đúng và sai chỉ phụ thuộc vào góc nhìn. Hãy học cách lắng nghe và học hỏi những góc nhìn mới.
Cho quá nhiều
Đó là phong cách của rất nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người có thói quen bảo bọc và không muốn người khác gặp khó khăn. Nhìn qua việc cho đi có vẻ mang lại những điều tốt đẹp, nhưng cho quá nhiều có thể dẫn đến việc đội ngũ của bạn không thể phát triển được.
Phán xét
Tất nhiên rồi, phán xét người khác chỉ mang đến sự khó chịu mà thôi. Chưa kể, khi bạn phán xét, bạn sẽ không còn đủ chỗ, đủ tâm trí cho việc yêu thương, hỗ trợ họ.
Nhận xét tiêu cực
Những nhận xét tiêu cực không chỉ làm cho người đối diện cảm thấy mất năng lượng mà nó còn làm cho bầu không khí chung trở nên căng thẳng và cũng làm những người xung quanh cảm thấy không thoải mái. Một vài nhà lãnh đạo cho rằng mình cần nói thẳng để nhân viên của mình phát triển, nhưng tốt nhất hãy sử dụng các kỹ thuật như feedback, feedforward một cách thuần thục sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Bắt đầu sai từ ngữ
Đây là một phong cách (leadership styles) khá phổ biến trong các nhà lãnh đạo hiện nay. “Không”, “tuy nhiên”, “nhưng mà” đó là những từ ngữ mà bạn không nên sử dụng để bắt đầu phản hồi một điều gì đó. Hãy tưởng tượng, một nhân viên đến gặp bạn và đề xuất một phương án mới. Sẽ thế nào nếu ngay lập tức bạn trả lời “không” hay “nhưng mà”, “tuy nhiên” và lần nào cũng vậy?
Tỏ ra quá thông minh
Nếu bạn luôn cố gắng tỏ ra quá thông minh thì thực ra bạn đang gặp một vấn đề gì đó, có thể là mất tự tin ở điểm nào đó chẳng hạn. Là một lãnh đạo, khi bạn tỏ ra quá thông minh cũng đồng nghĩa với việc đội ngũ của bạn sẽ phó mặc mọi suy nghĩ và quyết định cho bạn. Không phải vì họ nghĩ rằng bạn giỏi, mà đôi khi chỉ vì họ thấy không muốn tranh luận.
Nói khi giận dữ
Không ai có khả năng kiểm soát và ra quyết định tốt nhất khi giận giữ. Bạn cũng không phải là ngoại lệ. Không ai muốn ra quyết định một cách bản năng và không suy tính cả, nhưng nếu bạn nói và ra quyết định khi giận dữ, chắc chắn mọi thứ của bạn sẽ do bản năng của bạn quyết định.
Tiêu cực
Năng lượng tiêu cực là thứ lan truyền rất nhanh, ngay cả khi bạn cố gắng giữ nó chi riêng mình. Bạn tiêu cực, nhân viên của bạn sẽ vậy. Bạn khó chịu, nhân viên của bạn cũng như vậy và làm cho hiệu suất làm việc xuống rất thấp.
Không chia sẻ thông tin
Đây cũng là một phong cách (leadership styles) phổ biến ở các nhà lãnh đạo, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Đôi khi chúng ta cho rằng những bất lợi, chỉ một mình mình biết là đủ rồi. Có thể bạn có ý đồ tốt là không muốn đội ngũ bị phân tâm hay lo lắng. Nhưng bạn đã làm. Như ở trên, năng lượng là thứ lan truyền nhanh. Hãy cho đội ngũ của bạn cơ hội để chịu trách nhiệm và cùng chiến đấu với bạn để vượt qua những thử thách. Đó có thể là một cơ hội để tăng sự gắn kết đấy.
Không ghi nhận đúng
Không ai muốn làm ở nơi mà mìn không được ghi nhận hoặc ghi nhận không đúng với những gì mình đã bỏ ra. Hãy tìm cách ghi nhận mọi thành công của đội ngũ. Một KPI quan trọng của người lãnh đạo là 1 tuần bạn phải gửi ít nhất 02 lá thư cảm ơn đến người nào đó trong team của bạn. Hãy biến ghi nhận và ghi nhận có sơ sở trở thành một phong cách (leadership styles) của bạn nhé.
Thiếu tự tin
và bạn sẽ biểu hiện ra bên ngoài là sự khó chịu, cố chấp hoặc tỏ ra cứng rắn một các không cần thiết. Một phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo là bạn cần phải nhìn được những điểm yếu của mình một cách hài hước. Nếu những điểm yếu nào có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch. Điểm yếu nào không thể hoăc rất khó khắc phục, hãy suy nghĩ xem có cách nào biến nó trở thành điểm mạnh của bạn không?
Hãy luôn tin vào chính mình.
Đổ lỗi
Một khi bạn đổ lỗi cho một ai đó hay một điều gì đó, bạn sẽ không có thời gian để tìm hiểu xem thật ra mình đã sai ở đâu? Mình đã làm điều gì hoặc không làm điều gì? Chúng ta không thể kiểm soát được những điều và những người xung quanh mình. Điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát là chính mình mà thôi. Luôn tìm giải pháp ở bên trong mình trước tiên.
Bào chữa
Cũng giống như đổ lỗi, nếu bạn không tập trung vào chính mình, bạn sẽ mãi đóng vai nạn nhân và không thể kiểm soát được tình hình xung quanh.
Vấn đề của chúng ta không hẳn là chuyện gì sẽ diễn ra. Quan trọng nhất là chúng ta sẽ làm gì khi có những điều bất ngờ xảy ra.
Phủ nhận lỗi của mình
3 cấp độ tệ nhất của tư duy là bạn đổ lỗi, bào chữa và phủ nhận lỗi của mình. Khi nhân viên của bạn thấy rằng bạn luôn phủ nhận lỗi của mình thì họ sẽ không còn cảm giác an toàn và chắc chắn họ sẽ rời khỏi bạn hoặc tìm cách thủ để an toàn nhất có thể với các cấp cao hơn.
Thành kiến
Những thành kiến đang trở thành một vấn nạn lớn trên toàn cầu. Nghiêm túc đấy. Thành kiến là những thái độ hoặc cảm xúc tiêu cực về một người vì họ thuộc một nhóm nào đó. Những thành kiến phổ biến nhất là về tôn giáo, dân tộc, giới tính, vùng miền.
Nếu bạn có những thành kiến như vậy, có thể bạn đang bỏ qua rất nhiều tài nguyên về con người mà bạn có thể có đấy.
Chỉ giao tiếp với người mình thích
Phong cách (leadership styles) này khá thú vị và hầu hết mọi người đều mắc phải. Dĩ nhiên rồi, những người có phong cách phù hợp với mình, ủng hộ mình sẽ luôn làm mình vui. Nhưng hãy nhớ, những người không phù hợp với mình về phong cách hầu hết là những bổ sung tuyệt vời về góc nhìn và kỹ năng cho mình đấy.
Không lắng nghe
Nhiều người cho rằng mình luôn lắng nghe nhân viên, nhưng sự thực thì lắng nghe không chỉ là bạn ngồi xuống và nghe được họ nói gì. Lắng nghe có nghĩa là bạn hiểu vì sao họ nói vậy và bạn mở lòng mình ra để đón nhận những góc nhìn mới và bổ sung thêm vào góc nhìn của mình trước khi ra quyết định.
Thiếu sự biết ơn
Điều này khá dễ hiểu mà đúng không? Bạn cần học cách biết ơn mọi người xung quanh vì đó là chìa khóa mở ra một thế giới thịnh vượng hơn cho chính bạn và tất cả mọi người.
Khi biết ơn trở thành một thói quen của cả tổ chức, sự gắn kết sẽ là tất yếu.
Không phân biệt đúng sai
Hoặc là do cái tôi, hoặc là do sự chủ quan của bạn. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần biết hai điều
Trên đời này không có điều gì là đúng tuyệt đối và sai tuyệt đối. Mọi thứ đều có một sự hợp lý logic nào đó. Trong những điều phi lý, luôn có một sự có lý nào đó.
Hãy nhìn nhận mọi việc dựa trên số liệu và bằng chứng, đừng cảm tính.
Cái tôi quá lớn
Khi bạn lấy cái tôi của mình ra để đàn áp và ứng xử với mọi người, nó chỉ cho thấy bạn đang cố gắng che dấu một điều gì đó mà thôi. Hãy học cách bỏ cái tôi của mình xuống để học được nhiều hơn, suy nghĩ chính xác hơn, ra quyết định hợp lý hơn.
Đánh giá cá nhân
Sau khi đọc qua một lượt, để giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc hơn, có phong cách (leadership styles) hiệu quả và truyền cảm hứng hơn, đây là các bước bạn cần phải làm ngay:
Với mỗi phong cách, bạn hãy đánh giá xem mình có phong cách này không?
Nếu có, lựa chọn ra 3 phong cách đang ảnh hưởng tiêu cực đến bạn, công việc và gia đình bạn nhất.
Với mỗi phong cách, hãy lựa chọn những hành động cụ thể, tần suất cụ thể (nếu cần) để thay thế nó bằng những phong cách hiệu quả hơn.
Tìm kiếm một nhà huấn luyện hay bất kỳ một ai đó có thể giúp bạn giữ vững cam kết của mình và đo lường lại sau mỗi 03 tháng.
Chúc bạn thành công và sẽ sớm trở thành một nhà lãnh đạo tài năng.
Leadership Best Practices
Mỗi năm chúng tôi luôn tổ chức một chương trình Leadership Best Practices 3 lần để giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và giúp kiến tạo một nhà lãnh đạo tài năng và truyền cảm hứng bên trong bạn. ĐIểm khác biệt của Leadership Best Practices là tất cả đều dựa trên nền tảng khoa học thần kinh và tác đông trực tiếp đến cách vận hành của bộ não để giúp bạn đi nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
Trong chương trình này chúng tôi cũng cho bạn một tấm bản đồ rất rõ ràng để bạn luyện tập mỗi ngày.
Không phải chúng ta nhận được gì, mà chúng ta trở thành ai, chúng ta cống hiến điều gì, đó mới là ý nghĩa của cuộc đời.
~ Anthony Robbins
Bạn đang đi đâu?
Tôi rất thích câu chuyện về cô bé Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Ngay khi đi lạc, Alice gặp chú thỏ trắng và hỏi chú thỏ rằng cô nên đi đường nào? Thỏ hỏi, vậy cô muốn đi đâu? Alice trả lời, tôi cũng không biết tôi muốn đi đâu nữa. Câu trả lời của thỏ là, nếu cô không biết cô muốn đi đâu thì cô đi đường nào cũng đúng.
Doanh nghiệp của chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết mình muốn đi đâu (tầm nhìn về đích đến) thì anh chị làm gì với doanh nghiệp của mình cũng đúng. Điều không đúng duy nhất là chúng ta sẽ mất tiền, mất thời gian, mất công sức và thậm chí là cả gia đình và sự nghiệp của mình.
Khi hệ thống hóa mọi thứ trong doanh nghiệp của mình, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là bạn sẽ đi về đâu trước. Cách đi thế nào? Chiến lược là gì? Đi với ai?.. sẽ được trả lời sau.
Tầm nhìn là gì?
Tầm nhìn, là bức tranh mà bạn nhìn thấy trong tương lai. Bức tranh đó có thể về chính doanh nghiệp của bạn (nghìn tỷ, số một thị trường), cũng có thể là về đối tượng mà bạn phục vụ (thế giới thịnh vượng, thế giới hạnh phúc).
Bạn càng nhìn xa càng tốt và một trong những yêu cầu của tầm nhìn là nó phải đúng là ước mơ và phản ánh chính bạn. Mỗi khi đọc nó lên, tự bạn phải cảm thấy phấn khích vì nó.
Hầu hết các doanh nghiệp đều viết cho mình một tầm nhìn (và sứ mệnh…) nhưng không mấy ông chủ doanh nghiệp nhớ nó như thế nào. Nếu bạn có một tầm nhìn cho doanh nghiệp của mình và bạn cũng không nhớ nó thực sự ra sao thì đã đến lúc làm lại rồi đấy.
Bạn muốn nhìn thấy điều gì?
Trong một tháng vừa qua, tôi có dịp ngồi cùng khoảng 5 doanh nghiệp khác nhau để xây dựng lại mọi thứ trong hệ thống của họ. Dĩ nhiên là xây dựng lại cả tầm nhìn. Hầu hết trong số đó, khi mới bắt đầu mọi người đều chọn tầm nhìn liên quan đến quy mô, doanh số hay vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Sự thực thì không có nhiều khách hàng quan tâm tới chuyện đó đâu. Khách hàng, người lao động chỉ bị thu hút bởi những gì mà bạn nhìn thấy cho chính họ.
Chỉ 2 ngày trước thôi, bản thân tôi đã thấy một người bạn bán công ty với trị giá 50 tỉ (mặc dù công ty lỗ liên tục 8 năm nay) chỉ vì trình bày rất ấn tượng với nhà đầu tư về tầm nhìn của công ty mình, dù a ấy mới chọn nó chưa đầy 2 tuần. Một công ty khác khi đi trình bày dự án với chủ đầu tư, họ được giao ngay lập tức gói thầu 20 tỉ so với 6 tỉ dự định ban đầu.
Tôi có đọc trong một cuốn sách của Bryan Tracy, đại ý là, một trong số những quy luật thành công chính là: Không quan trọng bạn đến từ đâu, quan trọng là nơi bạn sẽ đến. “Nơi bạn sẽ đến”, đó chính là tầm nhìn của bạn đấy.
Cách thiết lập tầm nhìn
Trả lời các câu hỏi và liệt kê từ khóa
Tầm nhìn của bạn phải được thiết lập dựa trên niềm tin của chính bạn và những người cộng sự. Hãy cùng với team của mình trả lời các câu hỏi sau đây:
Bạn đang muốn nhìn thấy điều gì trong tương lai?
Bạn đang tin vào điều gì?
Điều đó có khả thi không?
Niềm tin đó có thật sự là điều bạn khao khát không?
Nếu có một câu chuyện về cuộc đời bạn, về doanh nghiệp này được viết lên, bạn sẽ viết điều gì?
Từ ngữ nào mô tả chính xác nhất doanh nghiệp của bạn?
Đặc tính nào bạn thấy ở doanh nghiệp mình?
Đặc tính nào bạn muốn nhìn thấy ở doanh nghiệp mình?
Đặc tính nào khiến doanh nghiệp bạn khác biệt so với các doanh nghiệp khác?
Viết ra tất cả những từ khóa quan trọng nhất mà bạn nhìn thấy được, đặc biệt là những từ khóa truyền cảm hứng, những từ khóa đắt giá mà không có đối thủ nào xài.
Ghép các từ khóa theo một cấu trúc
Tôi hay sử dụng một cấu trúc để gợi ý tạo ra những tầm nhìn.
Động từ + Danh từ + Tính Từ + Trạng từ + Danh từ
Ví dụ tầm nhìn của Philips: At Philips, we are striving to make the world healthier and more sustainable through innovation, with the goal of improving the lives of 3 billion people a year by 2025.
Tạm dịch: Tại Philips, chúng tôi đang nỗ lực để kiến tạo một thế giới khỏe mạnh hơn và bền vững hơn thông qua đổi mới sáng tạo, với mục tiêu cải thiện cuộc sống của 3 tỷ người cho đến 2025.
Một ví dụ thực tế
Tôi có một khách hàng, là một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm từ thiên nhiên. Chủ sở hữu là hai vợ chồng còn rất trẻ, sinh năm 1992.
Những ngày đầu tiên khi thiết lập tầm nhìn, họ cũng bắt đầu bằng ước mơ trở thành công ty mỹ phầm hàng đầu Việt Nam. Ước mơ đó hoàn toàn chính đáng, nhưng sự thực nó không thể truyền cảm hứng cho khách hàng của họ được. Sau hơn một tuần làm việc cùng với nhau, họ đã thiết lập cho mình một tầm nhìn rất thú vị, “Biến ước mơ xinh đẹp và thành công của người phụ nữ trở thành hiện thực”.
Chỉ đơn giản như vậy thôi, nhưng bất cứ một người phụ nữ nào khi đọc vào đều cảm thấy mình sẽ đạt được điều gì đó khi đến với công ty này. Họ đã tuyển được rất nhiều người tài năng chỉ dựa vào tầm nhìn này.
Điều quan trọng nhất, chính tầm nhìn này sẽ truyền cảm hứng cho người chủ doanh nghiệp và đội ngũ của họ hành động mỗi ngày.
Huấn luyện doanh nghiệp – business coaching là gì?
Các nhà huấn luyện doanh nghiệp thường là những người được đào tạo bài bản theo một hệ thống đã được chứng thực là hiệu quả từ trước. Xuất phát điểm của họ đôi khi là một chủ doanh nghiệp trước đó, nhưng đôi khi chỉ đơn thuần là những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Họ là những người sử dụng hệ thống, sử dụng năng lực về phát triển con người, sử dụng các kỹ năng đặt câu hỏi, gợi mở vấn đề của mình để giúp cho người khác thành công với doanh nghiệp và với cuộc đời của họ.
Có thể bạn đang điều hành một công ty rất lớn, nhưng cũng có thể bạn chỉ đang điều hành một công ty nhỏ của mình. Dù bạn là ai, quy mô công ty bạn thế nào thì lợi ích của huấn luyện doanh nghiệp – business coaching là điều không cần phải bàn cãi.
Đôi khi chúng ta cảm thấy mọi thứ khó khăn và khá cô đơn khi điều hành doanh nghiệp của mình. Viêc có một người hướng dẫn đáng tin cậy, một người có thể giúp mở rộng góc nhìn của mình trước khi ra quyết định là một điều tuyệt vời và là một tài sản quý giá mà bạn có thể sở hữu.
Có rất nhiều bài chia sẻ về việc phát triển một doanh nghiệp như thế nào, nhưng hầu hết đều chung chung. Ngoài ra có 2 điều mà tôi thấy rất rõ:
Nó không có một hệ thống đủ rõ ràng để bạn biết nên làm gì và theo thứ tự nào
Nó không mang tính cá nhân hóa cho từng doanh nghiệp
Chưa kể, có rất nhiều người biết mình nên làm gì là tốt nhất nhưng rồi họ vẫn không làm gì cả. Các vấn đề bên trong họ quá lớn.
May mắn là ngành huấn luyện doanh nghiệp – business coaching ra đời. Những nhà huấn luyện doanh nghiệp ( business coach) chuyên nghiệp, luôn biết cách để giúp bạn một cách hiệu quả nhất và phát huy tối đa năng lực bên trong của bạn. Không hẳn vì họ giỏi, đơn giản là vì bản chất của việc huấn luyện là theo một hệ thống đã được chứng thực là hiệu quả từ rất lâu trước đó.
Phát triển nhanh, bền vững
Các nhà huấn luyện doanh nghiệp làm việc với các chủ doanh nghiệp, đội ngũ điều hành để nâng cao năng lực lãnh đạo, thay đổi tư duy, tìm kiếm các chiến lược để giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Ba sản phẩm quan trọng của quá trình huấn luyện doanh nghiệp là:
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ điều hành và chủ doanh nghiệp
Sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp
Thay đổi phong cách sống, chất lượng cuộc sống của những người có liên quan
Cho dù bạn đang gặp khó khăn hay bạn muốn đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới, làm việc với một nhà huấn luyện doanh nghiệp luôn là một lựa chọn sáng suốt. Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ là bạn có khả năng huấn luyện được hay không mà thôi.
Xem thêm bài Lãnh đạo là gì ở đây
Một nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ làm gì?
Một nhà huấn luyện thường đóng nhiều vai trò khác nhau. Họ có thể là một nhà đào tạo, một nhà tư vấn, một người định hướng, một người truyền cảm hứng cho chủ doanh nghiệp. Bạn cũng có thể hỏi bất kỳ điều gì khi bạn gặp khó khăn. Không phải bởi vì một nhà huấn luyện doanh nghiệp đủ giỏi để trả lời mọi câu hỏi. Bằng hệ thống, bằng khả năng thay đổi góc nhìn và khơi gợi những điều đã có sẵn từ bên trong bạn, một nhà huấn luyện có thể giúp cho bạn biết chính xác bạn nên làm gì?
Hệ thống
Một nhà huấn luyện doanh nghiệp được học một cách kỹ lưỡng về hệ thống vận hành của một doanh nghiệp nên như thế nào? bao gồm những gì? Vì vậy, sẽ tương đối dễ dàng để họ có thể cho bạn biết bạn đang ở đâu? Vấn đề cốt lõi của bạn thật ra là gì? Nên làm gì tiếp theo?
Một nhà huấn luyện doanh nghiệp cũng sẽ giúp bạn thiết lập một mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và giúp bạn đạt mục tiêu đề ra. Đây là những mục tiêu thành tựu. Nhưng để đạt các mục tiêu thành tựu, bạn cần phải biến nó thành các mục tiêu thói quen và kiểm soát nó mỗi ngày. Từ mục tiêu thành tựu, một nhà huấn luyện xuất sắc sẽ cho bạn biết:
Các thói quen hàng ngày bạn cần thiết lập để đạt mục tiêu là gì?
Bạn cần phải thay đổi điều gì từ bên trong con người mình và biểu hiện nó ra bên ngoài ra sao?
Nhân dạng, giá trị, niềm tin, góc nhìn của bạn cần phải thay đổi là gì?
Các bài luyện tập mỗi ngày để giúp bạn thay đổi những điều quan trọng đó.
Tuân thủ quy trình
Khi đã có mục tiêu, các nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ có một quy trình chặt chẽ để giúp bạn biến mục tiêu thành các chiến lược, chiến lược thành các hành động và cuối cùng mới đưa lên lịch làm việc tuần, tháng, quý và năm. Đó là cả một quy trình rất thú vị và chặt chẽ để đảm bảo bạn luôn đi đúng đường.
Năng lực lãnh đạo
Trên con đường dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công, bạn cần có năng lực lãnh đạo. Một nhàhuấn luyện xuất sắcluôn hiểu rằng thành hay bại cũng bởi năng lực lãnh đạo. 25% – 30% thời gian của một nhà huấn luyện là để giúp bạn nâng cao năng lực lãnh đạo. Điều đó sẽ giúp bạn đi nhanh hơn, có được đội ngũ tuyệt vời hơn.
Thay đổi nhân dạng
Điều cuối cùng là một nhà huấn luyện doanh nghiệpsẽ giúp bạn hoàn toàn thay đổi sau một thời gian huấn luyện. THông thường là sau khoảng 6 tháng tới 1 năm, nếu bạn chịu thay đổi và luyện tập theo hệ thống mỗi ngày, bạn sẽ trở thành:
Một người lãnh đạo giỏi, truyền cảm hứng
Một người kỷ luật
Luôn theo sát mục tiêu
Có thời gian cho gia đình, cho bản thân
Có một đội ngũ tuyệt vời
Có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc
Có tư duy tuyệt vời
Nhìn được một cách rõ ràng con đường xây dựng doanh nghiệp ở phía trước và nên làm gì tiếp theo
và còn rất nhiều điều tuyệt vời khác.
Điều đó không có gì lạ cả. Tất cả bởi vì bạn đã làm theo một hệ thống huấn luyện và một triết lý phát triển bản thân hiệu quả.
Huấn luyện doanh nghiệp không là gì?
Có lẽ cần nói thêm về việc người huấn luyện sẽ không làm gì? Họ không phải là một người làm thay bạn. Họ không phải là người ra quyết định giúp bạn. Họ cũng không phải là người phân xử đúng sai trong doanh nghiệp hay gia đình bạn. Đặc biệt họ không phải là một nhân viên của bạn. Tất cả những gì họ làm là cho bạn một góc nhìn mới và bạn tự là người ra quyết định.
Tại sao việc huấn luyện doanh nghiệp lại hiệu quả hơn nhiều so với khoản đầu tư?
Nguyên tắc quan trọng nhất của việc huấn luyện doanh nghiệp là “làm một lần – hưởng mãi mãi”. Nhà huấn luyện chỉ cùng bạn tập trung vào những gì tạo ra ảnh hưởng mãi mãi về sau cho doanh nghiệp bạn.
Hãy tưởng tượng, bạn bỏ ra XXX đồng cho việc huấn luyện trong 1 tháng. Trong tháng đó, nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ cùng bạn xây dựng quy trình bán hàng chẳng hạn. Ngay khi được áp dụng, chắc chắn quy trình đó sẽ giúp bạn ngay lập tức nâng cao hiệu quả của việc bán hàng và mang lại tiền cho bạn.
huấn luyện doanh nghiệp là gì?
Làm một lần hưởng mãi mãi
Doanh thu tăng lên chắc chắn sẽ đủ bù cho khoản đầu tư vào việc huấn luyện. Không những thế, bạn còn được hưởng cái quy trình này mãi mãi về sau nên lợi nhuận thu được đương nhiên cao gấp nhiều lần so với số tiền bạn bỏ ra trong tháng đó.
Các tháng sau thì sao? Các tháng sau bạn lại tiếp tục thay đổi một điều gì đó cốt lõi của doanh nghiệp mình mà.
Và cứ tiếp tục như vậy.
Đó là lý do tại sao việc huấn luyện doanh nghiệp lại mang lại hiệu quả lớn như vậy.
Huấn luyện doanh nghiệp phù hợp với quy mô nào?
Việc vận hành một doanh nghiệp, cho dù nhỏ hay lớn đều gần như có những quy tắc chung. Tất nhiên phương thức vận hành có thể khác nhau. Vậy nên với doanh nghiệp nhỏ thì chương trình huấn luyện sẽ khác các doanh nghiệp lớn. Huấn luyện cho người chủ doanh nghiệp sẽ khác so với huấn luyện cho đội ngũ thực thi.
Tuy vậy, một nhà huấn luyện xuất sắc sẽ luôn biết làm việc với bạn theo chương trình nào là hợp lý nhất.
Mọi chủ doanh nghiệp đều nên có một nhà huấn luyện
Thường thì việc huấn luyện không liên quan tới quy mô của doanh nghiệp. Bởi bất kỳ ai cũng cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo, biết cách làm kế hoạch, biết cách xây dựng hệ thống cho doanh nghiệp tự vận hành, có khả năng thấu hiểu và đồng cảm, có khả năng tự kiểm soát bản thân mình, ai cũng mong muốn có cuộc sống hạnh phúc và cân bằng…
Bất kể bạn lớn hay nhỏ, bạn đang có thời gian hay không, bạn đang gặp điều gì, cũng nên có một nhà huấn luyện bên cạnh. Cái giá mà bạn phải trả cho việc làm sai và không biết quản lý, không có khả năng tìm kiếm khách hàng, không có khả năng xây dựng hệ thống, không có khả năng kiểm soát tiền, mất uy tín lớn hơn nhiều so với việc thuê một nhà huấn luyện doanh nghiệp cho chính bạn.
Một vài con số ấn tượng
Các chủ doanh nghiệp nói rất nhiều về các con số ấn tượng mà họ đã có được khi làm việc với các nhà huấn luyện doanh nghiệp. Chỉ số hài lòng luôn ở mức khoảng 90%. Sau đây là một vài con số đã được công bố
Các công bố chính thức
Một nghiên cứu vào năm 2011 của Manchester Inc cho thấy, các doanh nghiệp thu về con số lợi nhuận cao hơn gấp 5.7 lần so với số tiền họ bỏ ra thuê một nhà huấn luyện doanh nghiệp. Với những nhà huấn luyện có kinh nghiệm và xuất sắc, con số này có lẽ lớn hơn rất nhiều lần.
Một báo cáo của Personnel Management Association cho thấy, các nhà quản lý được huấn luyện, năng suất làm việc sẽ cao hơn 88% so với 22% khi họ được đào tạo.
Báo cáo của Hay Group cho thấy, 40% các công ty trong top 500 công ty lớn nhất sử dụng dịch vụ huấn luyệncho đội ngũ điều hành của họ.
Một nghiên cứu của MetrixGlobal LLC cho thấy, mỗi doanh nghiệp bỏ ra 1$ chi cho việc huấn luyện, họ thu về 7.9$ tiền lãi sau đó. Như tôi nói ở trên, nếu với một nhà huấn luyện có kinh nghiệm và xuất sắc, con số này lớn hơn rất nhiều lần.
Hiệu quả của huấn luyện doanh nghiệp sau 6-12 tháng có thể thấy ngay được
Và còn hơn thế
53% các chủ doanh nghiệp và đội ngũ thực thi báo cáo rằng họ đã tăng năng suất làm việc lên nhiều lần.
61% các chủ doanh nghiệp báo cáo rằng họ đã cảm thấy hạnh phúc hơn, thỏa mãn hơn trong công việc.
23% các nhà điều hành báo cáo rằng huấn luyện doanh nghiệp đã giúp họ giảm các chi phí vận hành.
67% các nhà điều hành báo cáo rằng việc huấn luyện doanh nghiệp giúp họ và đội ngũ nhanh chóng nâng cao năng lực và các kỹ năng cần thiết trong công việc.
Để hiểu thêm về các quy trình huấn luyện doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm các đường dẫn sau:
Khi bạn được hỏi, chiến lược kinh doanh là gì, bạn nên biết rằng đó là một kế hoạch, một quyết định, một lựa chọn hoặc thậm chí là một hướng dẫn được sử dụng để mang lại lợi ích nào đó cho công ty.
Chiến lược kinh doanh bắt đầu từ đâu?
Lợi ích này thường được đo lường bằng lợi nhuận hoặc sự tăng trưởng. Tuy nhiên, thường khá khó khăn để xây dựng và thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh. Để mang lại kết quả tích cực, các chiến lược phải được xác định kỹ lưỡng và rõ ràng. Chủ doanh nghiệp nên có một bức tranh rõ ràng về kết quả cuối cùng rồi từ đó lựa chọn ra chiến lược kinh doanh tương ứng để đạt mục tiêu. Phần còn lại là đo lường kết quả định kỳ, điều chỉnh và thực thi chiến lược. Có một điều chắc chắn là chiến lược kinh doanh không đủ rõ ràng thì nguy cơ thất bại sẽ rất cao
Tất cả các doanh nghiệp thành công đều dựa trên việc liên tục đánh giá các chiến lược, các kết quả chúng mang lại, sự phù hợp của chúng với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và với tình hình thị trường.
Hai loại chiến lược kinh doanh
Sau nhiều năm làm việc với các chủ doanh nghiệp, điều mà tôi có thể chia sẻ với bạn là có hai loại chiến lược kinh doanh khác nhau, đó là: chiến lược thực tế và chiến lược lý thuyết.
Chiến lược lý thuyết là những chiến lược mà bạn đưa ra trong các buổi thảo luận. Những chiến lược này vẫn chưa được thực hiện và có thể bao gồm một loạt các kịch bản khác nhau. Các chiến lược lý thuyết là cách tuyệt vời để xác định cách tốt nhất để đối phó với các vấn đề, nhưng bản thân chúng vô dụng trên thực tế.
Để một chiến lược chuyển từ lý thuyết sang thực tế, cần phải có một tầm nhìn rõ ràng và một ý chí sắt đá. Khi bạn hoàn toàn chú tâm thực hiện một chiến lược duy nhất, cơ hội thành công sẽ lớn hơn nhiều. Với mỗi chiến lược kinh doanh, điều mà bạn cần làm là liên tục đo lường để điều chỉnh cho phù hợp. Việc bạn có thể thất bại ở giai đoạn ban đầu khi đội ngũ chưa thực sự làm quen với chiến lược mới cũng là điều dễ hiểu. Hãy luôn giữ vững niềm tin và tầm nhìn của mình, đặc biệt khi bạn biết nó là những Best Practices mà người khác đã thành công.
Xử lý nhân viên chống đối luôn là một điều khó khăn cho bất kỳ một nhà quản lý và chủ doanh nghiệp nào. Họ không chỉ làm mất đi lợi nhuận của công ty vì thiếu sự hiệu quả mà còn làm mất đi năng lượng của cả đội ngũ. Đôi khi chính họ sẽ tạo ra sự khó chịu và làm mất đi nhiệt huyết của những người xung quanh. Read More
Huấn luyện doanh nghiệp là hoạt động hỗ trợ và hướng dẫn của Nhà huấn luyện với các chủ doanh nghiệp nhằm giúp họ vận hành hiệu quả doanh nghiệp của mình và xây dựng phong cách sống như mong đợi.
Huấn luyện doanh nghiệp, thực tế tới lúc này không còn là một ngành mới. Nó đã hoàn toàn là một ngành trưởng thành và phát triển. Tương lai của huấn luyện doanh nghiệp cũng khá rõ ràng khi mà hầu hết mọi chủ doanh nghiệp đều hiểu rằng bất cứ sự thành công nào đều cần phải có một người huấn luyện chuyên nghiệp phía sau. Hãy xem quan điểm của ActionCOACH về huấn luyện doanh nghiệp là gì nhé.
Kiến tạo nhà lãnh đạo
Trên thực tế, các nhà huấn luyện doanh nghiệp tập trung nhiều vào việc tạo ra những nhà lãnh đạo mới, những nhà lãnh đạo thực sự và truyền cảm hứng. Lý do là vì năng lực lãnh đạo chính là chìa khóa để giúp một doanh nghiệp thành công và đi nhanh hơn rất nhiều. Lãnh đạo, thực sự tập trung vào hai điều, sự đam mê và trách nhiệm. Đây là triết lý đã được định hình bởi ActionCOACH nhiều năm qua và đó cũng là hai đặc điểm mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào nên sở hữu. Huấn luyện doanh nghiệp là gì? Đầu tiên là kiến tạo nên những nhà lãnh đạo xuất sắc.
huấn luyện doanh nghiệp là gì?
Tuân thủ hệ thống đã được chứng thực
Một nhà huấn luyện doanh nghiệp giỏi không phải mang kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình ra để làm việc với khách hàng. Ngay cả khi họ là một nhà kinh doanh giỏi thì sự hiểu biết, kinh nghiệm cũng chỉ giới hạn ở một quốc gia, một khu vực hay lĩnh vực nào đó. Một nhà huấn luyện doanh nghiệp giỏi luôn tuân thủ một cách chặt chẽ. Nếu bạn tuân thủ và đi theo những hệ thống, như cách mà ActionCOACH đang triển khai cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thì thành công gần như là điều chắc chắn.
Một nhà huấn luyện doanh nghiệp giỏi luôn tập trung vào những điều ẩn sâu bên trong khách hàng của họ. Mục tiêu là để giúp cho khách hàng của họ thay đổi nhân dạng, thay đổi niềm tin, thay đổi hệ giá trị và góc nhìn của họ về công việc kinh doanh. Khi góc nhìn thay đổi, hành động sẽ thay đổi và kết quả mà bạn có sẽ thay đổi.
Xem thêm Nguyên lý tẳng băng và Nguyên lý phát triển con người
Kiến tạo phong cách sống
Huấn luyện doanh nghiệp là gì? Là kiến tạo phong cách sống cho khách hàng, những người chủ doanh nghiệp. Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều tập trung phần lớn thời gian của họ vào công việc mà quên đi những điều quan trọng khác trong cuộc sống: gia đình, sự phát triển bản thân, đóng góp xã hội, sức khỏe… Họ sử dụng 100% thời gian của mình cho chỉ 10% các khía cạnh trong cuộc sống của họ. Một người huấn luyện doanh nghiệp xuất sắc sẽ luôn hướng khách hàng của mình vào việc tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và sống một cuộc đời hạnh phúc nhất có thể.
Điều gì khiến ActionCOACH trở nên hiệu quả?
Gần 30 năm qua ActionCOACH đã có cơ hội làm việc với hàng trăm ngàn chủ doanh nghiệp và trở thành công ty huấn luyện doanh nghiệp số 1 trên toàn cầu. Đâu là lý do của sự thành công này? Đó là vì chúng tôi biết chính xác mình cần làm gì để trở thành một nhà huấn luyện xuất sắc và chúng tôi thực hiện nó mỗi ngày với sự đam mê và trách nhiệm. Điều quan trọng thứ hai, chúng tôi là sản phẩm của chính mình.
Nếu bạn đang có cơ hội làm việc với một nhà huấn luyện doanh nghiệp, hãy tận dụng cơ hội đó để thay đổi cuộc sống của bạn. 20 năm nữa, thường chúng ta sẽ chỉ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì mà bạn đã từng làm.