Tổng hợp các bài viết mới nhất

Những bài viết từThực tế Thực tếThực tế

Đây là những bài viết thực tiễn trong quá trình làm việc với vai trò một nhà huấn luyện của bản thân tôi, một số là tham khảo từ các nguồn tư liệu khác và chính tôi cũng đang áp dụng cho các khách hàng của mình.

Hệ thống doanh nghiệp
HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

Hệ thống doanh nghiệp một cách hiệu quả có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc, hạn chế sự sai sót cho bạn và team của bạn. Quy tắc cơ bản cho hệ thống doanh nghiệp là : Hệ thống hóa các công việc hằng ngày, con người giải quyết những điều ngoại lệ.

Tất cả những gì không được hệ thống hóa thì cần con người điều hành. Luôn luôn xem xét đến việc tạo ra quy trình hệ thống hơn là thuê nhiều người. Hệ thống doanh nghiệp có nghĩa là mọi việc được hoàn thành một cách nhất quán, bất kể là ai trong nhóm

Nhớ rằng

  • Hệ thống điều hành doanh nghiệp của bạn
  • Con người điều hành hệ thống
  • Bạn lãnh đạo con người

Bốn bước cơ bản để hệ thống doanh nghiệp

Sơ đồ cho quy trình

Bạn cần phải sơ đồ hóa một lượt các quy trình để đảm bảo mọi thứ ăn khớp với nhau, thậm chí là loại bỏ những dư thừa không cần thiết.

Ghi lại cách nó được thực hiện

Yêu cầu thành viên trong team hiện đang thực hiện công việc viết ra từng bước khi thực hiện một nhiệm vụ. Người này sau đó tìm một người mới để thực hiện nhiệm vụ đó theo các bước đã ghi. Nếu người hiện làm việc đó phải giải thích bất cứ thứ gì cho người mới thì thông tin đó sẽ được thêm vào quy trình. Khi đã hoàn thành bắt đầu lại với người khác cho đến khi bạn chứng minh rằng bất kì ai cũng có thể thực hiện nhiệm vụ đó mà không cần sự hỗ trợ.

Đo lường kết quả bằng cách sử dụng KPI

Thông thường mỗi đầu việc sẽ có ít nhất 5 chỉ số quan trọng để đo lường cách mà một người đã thực hiện việc đó. Hãy suy nghĩ xem bạn sẽ sử dụng 5 chỉ số nào để đo lường cho từng việc. Ví dụ, với người bán hàng thì đó là số khách hàng tiềm năng tạo ra được, tỉ lệ chuyển đổi, doanh thu trung bình mỗi lần bán, số lần mua lặp lại, sự hài lòng, tỉ suất lợi nhuận gộp…

Xem thêm về KPI

Và cách sử dụng một số KPIs quan trọng cho sales

Cho phép hệ thống thay đổi khi doanh nghiệp phát triển

Hãy đảm bảo rằng hệ thống của bạn tự điều chỉnh để cho phép nó phát triển cùng tiến độ mà doanh nghiệp của bạn phát triển

Làm sao để biết cần hệ thống ở đâu?

Khi bạn bắt đầu hệ thống doanh nghiệp của mình, hãy tự hỏi các câu hỏi sau:

  • Việc gì bạn đang thường xuyên làm mà một thành viên khác hoàn toàn có thể làm được?
  • Có điều gì bạn đang thích làm, nhưng thực ra team của bạn có thể thay thế được không?
  • Có điều gì bạn đang ghét làm mà vẫn phải làm không?
  • Có điều gì bạn đang làm mà các công cụ trực tuyến, các giải pháp công nghệ sẽ làm tốt hơn nhiều không?

Một số gợi ý cho việc hệ thống doanh nghiệp

  • Đừng làm phức tạp quá, nếu không mọi người sẽ không theo chúng. Đơn giản mọi thứ!
  • Sử dụng nhiều hình ảnh, video, thu âm… Điều này làm cho hệ thống dễ dàng hơn khi tuân thủ.
  • Mọi thứ cần được lưu trữ ở một nơi dễ tìm kiếm và dễ dàng truy cập. Mọi thành viên đều được yêu cầu định kỳ kiểm tra xem những đầu việc mình làm hàng ngày có đang được hỗ trợ một cách đầy đủ không và có biểu mẫu rõ ràng không?

Danh sách các đầu việc nên được hệ thống

Hệ thống vận hành văn phòng hàng ngày

  • Trả lời điện thoại
  • Nhận và trả lời thư tín/email
  • Mua và bảo dưỡng các thiết bị văn phòng
  • Gửi fax và email
  • Giai quyết yêu cầu phát sinh từ nội bộ hoặc bên ngoài
  • Sao lưu và lưu trữ dữ liệu

Hệ thống phát triển sản phẩm

  • Phát triển và bảo vệ sản phẩm một cách hợp pháp
  • Phát triển bao bì và các tài liệu liên quan ( catalogues)
  • Phát triển phương thức và quy trình sản xuất
  • Phát triển quy trình quản lý chi phí và đấu thầu sản xuấ

Hệ thống sản xuất và kho

  • Lựa chọn nhà cung cấp
  • Xác định sản phẩm hay dịch vụ đang được bảo hành hoặc tới hạn
  • Xác lập giá sản phẩm hay dịch vụ( bán lẻ và bán sỉ)
  • Xác lập quy trình mua sắm để sản xuất và tồn kho
  • Nhận và lưu kho sản phẩm
  • Điều chỉnh hàng tồn kho và số liệu kế toán

Hệ thống xử lý và theo dõi đơn đặt hàng

  • Nhận đơn hàng và ghi nhận lại bằng mail, fax, phone, online
  • Hoàn thành và đóng gói các đơn đặt hàng
  • Xác nhận các chi tiết trước khi sản phẩm hay dịch vụ được giao
  • Gửi các đơn hàng
  • Hệ thống quản lý chi phí vận chuyển
  • Hệ thống theo dõi đơn hàng

Hệ thống lập hóa đơn và tài khoản phải thu

  • Lên hóa đơn cho khách hàng
  • Nhận thanh toán và phương thức thanh toán ( tiền mặt, séc, hoặc thẻ tín dụng)
  • Theo dõi các khoản tín dụng của khách hàng và các khoản phải thu
  • Quy trình thu hồi công nợ cho các khoản phải thu và các khoản quá hạn

Hệ thống chăm sóc khách hàng

  • Quy trình nhận hàng trả lại và trả tiền cho khách
  • Trả lời những phản ánh của khách hàng
  • Thay thế những sản phẩm lỗi hay cung cấp dịch vụ bảo hành
  • Đo lường chất lượng và sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ

Hệ thống khoản phải trả

  • Quy trình mua và phê duyệt việc mua
  • Quy trình thanh toán cho nhà cung cấp

Hệ thống Sales Marketing

  • Xây dựng kế hoach marketing tổng hợp
  • Thiết kế và sản xuất vật liệu quảng cáo
  • Phát triển khách hàng tiềm năng
  • Tạo ra kế hoạch quảng cáo
  • Xây dựng kế hoạch quan hệ công chúng
  • Xây dựng kế hoạch thư trực tiếp
  • Phát triển và duy trì hệ thống dữ liệu
  • Phát triển và duy trì website
  • Phân tích và theo dõi số liệu sales
  • Liên tục đo lường số lượng và nguồn gốc khách hàng
  • Đo lường tỉ lệ chuyển đổi cho từng nhân viên bán hàng
  • Đo lường số tiền trung bình cho các thành vi
  • Đo lường tỉ suất lợi nhuận

Hệ thống con người và đào tạo

  • Quy trình tuyển dụng
  • Huấn luyện nhân viên
  • Quy trình trả lương
  • Chương trình giới thiệu nhân sự mới hay thăng chức cho thành viên
  • Mô tả vị trí công việc thành viên
  • Kế hoạch nghề nghiệp
  • Văn hóa công ty
  • Tầm nhìn và sứ mệnh công ty
  • Đánh giá hiệu suất làm việc của team
  • Giải quyết xung đột
  • Kế hoạch nhân sự dự phòng
  • Hệ thống dự phòng

Xem thêm cách xây dựng tầm nhìn công ty tại đây

Hệ thống kế toán tổng hợp

  • Quản lý quy trình kế toán ngày , tuần, tháng, năm
  • Hoàn thành và theo dõi ngân sách tháng và năm
  • Hoàn thành bảng cân đối kế toán hàng tháng
  • Cập nhật bảng dòng tiền ngày và tuần
  • Quản lý tiền mặt với các nhu cầu vay trong tương lai được đảm bảo và có sẵn
  • Lập ngân sách và dự báo
  • Báo cáo thuế – lương và khấu trừ thanh toán
  • Hoàn thành bảng cân đối kế toán ngân hàng
  • Duy trì đăng kí tài sản bao gồm khấu hao

Hệ thống doanh nghiệp cho các mục tiêu chung

  • Đàm phán, soạn thảo, thực hiện hợp đồng
  • Phát triển và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
  • Quản lý nhu cầu bảo hiểm và bảo hiểm
  • Báo cáo và nộp thuế
  • Lập kế hoạch cho các loại thuế
  • Quản lý và lưu trữ hồ sơ
  • Bảo dưỡng thiết bị
  • Duy trì quan hệ nhà đầu tư/ cổ đông
  • Quy trình lưu thông tin
  • Đảm bảo an toàn về pháp lý
  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh để phát triển

Hệ thống quản lý các tài sản

  • Duy trì và thiết kế hệ thống điện thoại và điện
  • Nâng cấp thiết bị văn phòng
  • Giấy phép và lệ phí
  • Giấy phép nhượng quyền
  • Cấp phép cho các đối tác nhượng quyền
  • Đảm bảo an ninh toàn cho các trang thiết bị và tài sản

 

 

 

 

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 0 reviews
4 BƯỚC LUYỆN TẬP SỰ THA THỨ

Tha thứ là một phần quan trọng để giúp bạn giải phóng mình khỏi những ám ảnh trong quá khứ.

Khi bạn khó chịu, giận dữ, hận thù với một ai đó, hệ thống thần kinh của bạn sẽ tiết ra những chất dẫn xuất thần kinh gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn có cảm xúc tiêu cực với một ai đó thì nó giống như việc mỗi sáng thức dậy, bạn uống một ly thuốc độc mà mong người đó bị ảnh hưởng.

Tha thứ không phải cho người được tha thứ, mà thực ra là cho chính mình.

Tuy vậy, không phải ai cũng có thể dễ dàng tha thứ cho chính mình và cho người khác, mặc dù rất muốn. Dưới đây là một mô hình giúp bạn làm điều đó: REACH.

Recall

Hãy nhớ lại sự đau khổ hay sự kiện làm bạn bị ảnh hưởng. Chậm rãi, hít thở và trải nghiệm lại nó.

Empathize

Cố gắng đứng ở góc nhìn của người đó xem tại sao họ lại làm cho bạn bị đau khổ? Họ có nỗi niềm gì hay khó khăn gì chăng? Có một quy tắc mà bạn cần phải nhớ, mọi hành động trên đời này đều có một chủ đích tích cực nào đó ở phía sau. Có thể với bạn, hành động đó không tốt, nhưng với góc nhìn của họ, chưa chắc đã như vậy.

Altruistic

Tha thứ như một món quà. Đây là bước khó khăn nhất. Hãy nhớ lại xem bạn đã có lần nào phạm sai lầm chưa? và những người khác, họ đã tha thứ cho bạn như thế nào? Hãy xem đó như một món quà mà bạn được tặng và bạn đã từng cảm thấy biết ơn như thế nào về món quà này. Và bây giờ, là lúc bạn mang món quà đó để tặng cho người khác.

Commit

Hãy cam kết tha thứ cho họ một cách công khai. Bạn có thể gọi điện cho họ, gửi thư, gửi tin nhắn cho họ và nói rằng mình hoàn toàn cảm thấy bình thường và thoải mái về điều này.

Hold

Giữ lại sự tha thứ của bạn. Đây là bước khó tiếp theo. Mặc dù bạn nói rằng bạn tha thứ nhưng bạn vẫn nhớ tới nó, và đôi khi là khó chịu. Hãy chấp nhận chuyện này, vì không có gì có thể xóa đi các ký ức được. Hãy tự nhủ rằng mình vẫn nhớ, nhưng mọi chuyện đang tốt dần lên và quan trọng nhất, mình đang dần cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn có thể kết hợp với lòng biết ơn mỗi ngày, đó sẽ là điều tuyệt vời để giữ lại lời hứa tha thứ của bạn. Tham khảo thêm ở đây về nghi thức biết ơn vào buổi sáng nhé: https://www.youtube.com/watch?v=imrOIV1cjRI

Chúc bạn mùa trung thu an lành và hạnh phúc.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 0 reviews
20 leadership styles cần tránh
Leadership styles – 20 phong cách lãnh đạo cần tránh

Lãnh đạo chưa bao giờ là một kỹ năng đơn giản, có khi bạn sẽ phải mất cả đời để học và luyện tập. Định hình cho mình một phong cách lãnh đạo (leadership styles) cũng là điều không đơn giản.

Vấn đề của các chương trình huấn luyện lãnh đạo là chỉ dạy cho bạn cần làm gì mà không dạy cho bạn NGỪNG làm gì. Bài viết này sẽ giúp cho bạn nhìn ra 20 phong cách (leadership styles) mà bạn cần tránh.

20 phong cách cần tránh

Luôn muốn dành chiến thắng

Không có gì tệ hơn khi chúng ta cứ cố gắng chiến thắng trong mọi tình huống và chúng ta mất đi khách hàng, mất đi những người quan trọng xung quanh mình. Cuộc sống vốn dĩ không có điều gì đúng và cũng không có điều gì sai tuyệt đối. Mọi thứ đúng và sai chỉ phụ thuộc vào góc nhìn. Hãy học cách lắng nghe và học hỏi những góc nhìn mới.

Cho quá nhiều

Đó là phong cách của rất nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người có thói quen bảo bọc và không muốn người khác gặp khó khăn. Nhìn qua việc cho đi có vẻ mang lại những điều tốt đẹp, nhưng cho quá nhiều có thể dẫn đến việc đội ngũ của bạn không thể phát triển được.

Phán xét

Tất nhiên rồi, phán xét người khác chỉ mang đến sự khó chịu mà thôi. Chưa kể, khi bạn phán xét, bạn sẽ không còn đủ chỗ, đủ tâm trí cho việc yêu thương, hỗ trợ họ.

Nhận xét tiêu cực

Những nhận xét tiêu cực không chỉ làm cho người đối diện cảm thấy mất năng lượng mà nó còn làm cho bầu không khí chung trở nên căng thẳng và cũng làm những người xung quanh cảm thấy không thoải mái. Một vài nhà lãnh đạo cho rằng mình cần nói thẳng để nhân viên của mình phát triển, nhưng tốt nhất hãy sử dụng các kỹ thuật như feedback, feedforward một cách thuần thục sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Bắt đầu sai từ ngữ

Đây là một phong cách (leadership styles) khá phổ biến trong các nhà lãnh đạo hiện nay.  “Không”, “tuy nhiên”, “nhưng mà” đó là những từ ngữ mà bạn không nên sử dụng để bắt đầu phản hồi một điều gì đó. Hãy tưởng tượng, một nhân viên đến gặp bạn và đề xuất một phương án mới. Sẽ thế nào nếu ngay lập tức bạn trả lời “không” hay “nhưng mà”, “tuy nhiên” và lần nào cũng vậy?

Tỏ ra quá thông minh

Nếu bạn luôn cố gắng tỏ ra quá thông minh thì thực ra bạn đang gặp một vấn đề gì đó, có thể là mất tự tin ở điểm nào đó chẳng hạn. Là một lãnh đạo, khi bạn tỏ ra quá thông minh cũng đồng nghĩa với việc đội ngũ của bạn sẽ phó mặc mọi suy nghĩ và quyết định cho bạn. Không phải vì họ nghĩ rằng bạn giỏi, mà đôi khi chỉ vì họ thấy không muốn tranh luận.

Nói khi giận dữ

Không ai có khả năng kiểm soát và ra quyết định tốt nhất khi giận giữ. Bạn cũng không phải là ngoại lệ. Không ai muốn ra quyết định một cách bản năng và không suy tính cả, nhưng nếu bạn nói và ra quyết định khi giận dữ, chắc chắn mọi thứ của bạn sẽ do bản năng của bạn quyết định.

Tiêu cực

Năng lượng tiêu cực là thứ lan truyền rất nhanh, ngay cả khi bạn cố gắng giữ nó chi riêng mình. Bạn tiêu cực, nhân viên của bạn sẽ vậy. Bạn khó chịu, nhân viên của bạn cũng như vậy và làm cho hiệu suất làm việc xuống rất thấp.

Không chia sẻ thông tin

Đây cũng là một phong cách (leadership styles) phổ biến ở các nhà lãnh đạo, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Đôi khi chúng ta cho rằng những bất lợi, chỉ một mình mình biết là đủ rồi. Có thể bạn có ý đồ tốt là không muốn đội ngũ bị phân tâm hay lo lắng. Nhưng bạn đã làm. Như ở trên, năng lượng là thứ lan truyền nhanh. Hãy cho đội ngũ của bạn cơ hội để chịu trách nhiệm và cùng chiến đấu với bạn để vượt qua những thử thách. Đó có thể là một cơ hội để tăng sự gắn kết đấy.

Không ghi nhận đúng

Không ai muốn làm ở nơi mà mìn không được ghi nhận hoặc ghi nhận không đúng với những gì mình đã bỏ ra. Hãy tìm cách ghi nhận mọi thành công của đội ngũ. Một KPI quan trọng của người lãnh đạo là 1 tuần bạn phải gửi ít nhất 02 lá thư cảm ơn đến người nào đó trong team của bạn. Hãy biến ghi nhận và ghi nhận có sơ sở trở thành một phong cách (leadership styles) của bạn nhé.

Thiếu tự tin

và bạn sẽ biểu hiện ra bên ngoài là sự khó chịu, cố chấp hoặc tỏ ra cứng rắn một các không cần thiết. Một phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo là bạn cần phải nhìn được những điểm yếu của mình một cách hài hước. Nếu những điểm yếu nào có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch. Điểm yếu nào không thể hoăc rất khó khắc phục, hãy suy nghĩ xem có cách nào biến nó trở thành điểm mạnh của bạn không? 

Hãy luôn tin vào chính mình.

Đổ lỗi

Một khi bạn đổ lỗi cho một ai đó hay một điều gì đó, bạn sẽ không có thời gian để tìm hiểu xem thật ra mình đã sai ở đâu? Mình đã làm điều gì hoặc không làm điều gì? Chúng ta không thể kiểm soát được những điều và những người xung quanh mình. Điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát là chính mình mà thôi. Luôn tìm giải pháp ở bên trong mình trước tiên. 

Bào chữa

Cũng giống như đổ lỗi, nếu bạn không tập trung vào chính mình, bạn sẽ mãi đóng vai nạn nhân và không thể kiểm soát được tình hình xung quanh. 

Vấn đề của chúng ta không hẳn là chuyện gì sẽ diễn ra. Quan trọng nhất là chúng ta sẽ làm gì khi có những điều bất ngờ xảy ra.

Phủ nhận lỗi của mình

3 cấp độ tệ nhất của tư duy là bạn đổ lỗi, bào chữa và phủ nhận lỗi của mình. Khi nhân viên của bạn thấy rằng bạn luôn phủ nhận lỗi của mình thì họ sẽ không còn cảm giác an toàn và chắc chắn họ sẽ rời khỏi bạn hoặc tìm cách thủ để an toàn nhất có thể với các cấp cao hơn. 

Thành kiến

Những thành kiến đang trở thành một vấn nạn lớn trên toàn cầu. Nghiêm túc đấy. Thành kiến là những thái độ hoặc cảm xúc tiêu cực về một người vì họ thuộc một nhóm nào đó. Những thành kiến phổ biến nhất là về tôn giáo, dân tộc, giới tính, vùng miền.

Nếu bạn có những thành kiến như vậy, có thể bạn đang bỏ qua rất nhiều tài nguyên về con người mà bạn có thể có đấy.

Chỉ giao tiếp với người mình thích

Phong cách (leadership styles) này khá thú vị và hầu hết mọi người đều mắc phải. Dĩ nhiên rồi, những người có phong cách phù hợp với mình, ủng hộ mình sẽ luôn làm mình vui. Nhưng hãy nhớ, những người không phù hợp với mình về phong  cách hầu hết là những bổ sung tuyệt vời về góc nhìn và kỹ năng cho mình đấy.

Không lắng nghe

Nhiều người cho rằng mình luôn lắng nghe nhân viên, nhưng sự thực thì lắng nghe không chỉ là bạn ngồi xuống và nghe được họ nói gì. Lắng nghe có nghĩa là bạn hiểu vì sao họ nói vậy và bạn mở lòng mình ra để đón nhận những góc nhìn mới và bổ sung thêm vào góc nhìn của mình trước khi ra quyết định.

Thiếu sự biết ơn

Điều này khá dễ hiểu mà đúng không? Bạn cần học cách biết ơn mọi người xung quanh vì đó là chìa khóa mở ra một thế giới thịnh vượng hơn cho chính bạn và tất cả mọi người. 

Khi biết ơn trở thành một thói quen của cả tổ chức, sự gắn kết sẽ là tất yếu.

Không phân biệt đúng sai

Hoặc là do cái tôi, hoặc là do sự chủ quan của bạn. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần biết hai điều

  • Trên đời này không có điều gì là đúng tuyệt đối và sai tuyệt đối. Mọi thứ đều có một sự hợp lý logic nào đó. Trong những điều phi lý, luôn có một sự có lý nào đó.
  • Hãy nhìn nhận mọi việc dựa trên số liệu và bằng chứng, đừng cảm tính.

Cái tôi quá lớn

Khi bạn lấy cái tôi của mình ra để đàn áp và ứng xử với mọi người, nó chỉ cho thấy bạn đang cố gắng che dấu một điều gì đó mà thôi. Hãy học cách bỏ cái tôi của mình xuống để học được nhiều hơn, suy nghĩ chính xác hơn, ra quyết định hợp lý hơn.

Đánh giá cá nhân

Sau khi đọc qua một lượt, để giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc hơn, có phong cách (leadership styles) hiệu quả và truyền cảm hứng hơn, đây là các bước bạn cần phải làm ngay:

  1. Với mỗi phong cách, bạn hãy đánh giá xem mình có phong cách này không?
  2. Nếu có, lựa chọn ra 3 phong cách đang ảnh hưởng tiêu cực đến bạn, công việc và gia đình bạn nhất.
  3. Với mỗi phong cách, hãy lựa chọn những hành động cụ thể, tần suất cụ thể (nếu cần) để thay thế nó bằng những phong cách hiệu quả hơn.
  4. Tìm kiếm một nhà huấn luyện hay bất kỳ một ai đó có thể giúp bạn giữ vững cam kết của mình và đo lường lại sau mỗi 03 tháng.

Chúc bạn thành công và sẽ sớm trở thành một nhà lãnh đạo tài năng.

Leadership Best Practices

Mỗi năm chúng tôi luôn tổ chức một chương trình Leadership Best Practices 3 lần để giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và giúp kiến tạo một nhà lãnh đạo tài năng và truyền cảm hứng bên trong bạn. ĐIểm khác biệt của Leadership Best Practices là tất cả đều dựa trên nền tảng khoa học thần kinh và tác đông trực tiếp đến cách vận hành của bộ não để giúp bạn đi nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.

Trong chương trình này chúng tôi cũng cho bạn một tấm bản đồ rất rõ ràng để bạn luyện tập mỗi ngày.

Hãy xem người khác nói gì về chương trình tại đây

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 1 reviews
 by Hanh

Quá tuyệt vời. Cám ơn Coach Lâm

Quy trình tuyển dụng: làm thế nào tuyển được nhân sự giỏi?

Đây có thể sẽ là một cách tiếp cận hoàn toàn mới với bạn và công ty của bạn. Nhưng hãy tin rằng, nếu bạn không thay đổi quy trình tuyển dụng và cách thức bạn đã làm từ trước tới giờ thì bạn sẽ chỉ nhận được những kết quả như cũ.

Trong bài viết này tôi sẽ trình bày một cách chi tiết việc xây dựng quy trình tuyển dụng hiệu quả nhất. Quy trình để đảm bảo bạn sẽ tuyển được đúng những người như kỳ vọng.

4 Nguyên tắc của việc xây dựng quy trình tuyển dụng

  • Thu hút một lượng lớn ứng viên để bạn có cơ hội tuyển đúng người
  • Hãy sử dụng nhiều vòng và nhiều cách khách nhau để loại bớt các ứng viên không chất lượng
  • Hãy tìm cách quan sát các ứng viên ở vòng cuối cùng cách mà họ thể hiện trong công việc để không ngỡ ngàng khi họ đến làm việc ngày đầu tiên
  • Đánh giá các ứng viên cuối cùng về phong cách, hành vi và sự phù hợp với văn hóa công ty. Một số bài test được khuyến khích như DISC, EQ (Trí thông minh cảm xúc)

Quy trình tuyển dụng 6 bước từ ActionCOACH ( Việt Nam )

Dưới đây là tổng quan về quy trình tuyển dụng 6 bước mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo và chỉnh sửa lại cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

  1. Viết xuống một các chính xác ứng viên lý tưởng mà bạn muốn có sẽ như thế nào?
  2. Chuẩn bị các quảng cáo hấp dẫn cho vị trí này, y hệt như việc bạn quảng cáo để có khách hàng mới.
  3. Ra quyết định đâu là các kênh mà bạn sẽ đặt các quảng cáo của mình.
  4. Sàng lọc ứng viên
  5. Phỏng vấn ứng viên
  6. Gặp mặt và chốt lại, tại sao họ nên làm việc cho bạn?

Mô tả công việc một cách rõ ràng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng mà bạn cần phải làm và làm một cách rõ ràng. Trong mấy năm làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều mà tôi nhận ra là mọi người đã không làm bước này một cách kỹ càng. Họ chỉ biết mình cần vị trí nào và lên mạng lấy vài thông tin gần giống và sửa lại để đăng lên. Dĩ nhiên sẽ không thể có ứng viên tốt nếu bạn làm theo cách này.

Ít nhất ở bước này bạn phải có đủ các thông tin sau:

  • Vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ phải thực hiện
  • Mức lương, thưởng
  • Các kỹ năng và giá trị cần phải có
  • Các chỉ số KPIs mà bạn cần ở vị trí này

Viết một đoạn quảng cáo cho nó

Dù là một quy trình tuyển dụng thôi nhưng bạn cũng cần phải có tư duy của người làm marketing. Các đoạn quảng cáo vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc: Gây ấn tượng, Tạo sự thích thú, Tạo ra sự khao khát và Kêu gọi hành động một cách rõ ràng.

Dưới đây là những điều bạn cần phải làm được:

  • Các tiêu đề quảng cáo phải đủ hấp dẫn, dễ hiểu
  • Tiêu đề nên là một câu hỏi
  • Tập trung vào lợi ích của công việc này
  • Tập trung vào hiện tại, không phải quá khứ cũng không phải tương lai
  • Hãy cụ thể và tạo sự thú vị
  • Có cách để phân loại trình độ người đọc
  • Kêu gọi hành động
  • Tập trung, trực tiếp và không nói lòng vòng.
  • Tránh những ngôn từ phân biệt đối xử

Tìm kiếm các ứng viên tiềm năng càng nhiều càng tốt

Đây là bước mà bạn bắt đầu tìm kiếm các ứng viên cho vị trí của mình. Nên nhớ là bạn càng có nhiều ứng viên và càng chất lượng thì bạn càng có cơ hội tìm kiếm được đúng người.

Ở bước này của quy trình tuyển dụng, bạn cần để ý một số vấn đề sau đây:

  • Tìm kiếm từ bên trong tổ chức của mình. Có thể có ai đó muốn thay đổi vị trí.
  • Nhân viên hiện tại của bạn có thể hoàn toàn giới thiệu người thân hay bạn bè của họ vào công ty. Hãy nghĩ tới một phần thưởng nhỏ cho họ vì điều này/
  • Đặt quảng cáo ở nơi bạn làm việc
  • Quảng cáo trên các báo địa phương
  • Quảng cáo trên các ấn phẩm chuyên ngành
  • Quảng cáo ở các trường đại học
  • Gửi thông tin tới cơ sở dữ liệu mà bạn có.
  • Sử dụng headhunter, agency
  • Tìm kiếm ít nhất từ 5-10 agency
  • Đăng lên ít nhất 10 website tuyển dụng khác nhau
  • Đăng lên các bản tin công ty

Bắt đầu quá trình sàng lọc ứng viên

  • Thiết lập một số điện thoại riêng chỉ cho việc tuyển dụng và thực hiện quy trình tuyển dụng này.
  • Xây dựng một kịch bản cho việc trả lời các ứng viên gọi vào.
  • Khi ứng viên gọi tới, bạn nên đặt ít nhất 03 câu hỏi:
    • Giới thiệu về bản thân ứng viên
    • Tại sao bạn muốn nhận công việc này?
    • Thành công trong quá khứ của bạn là gì?
  • Lắng nghe các câu trả lời một cách cẩn thận, ít nhất trong vòng 20 phút. Sau đó đánh giá họ và phân vào 4 nhóm sau đây:
    • A: Có trình độ cần thiết và các phẩm chất cần thiết
    • B: có trình độ chuyên môn cần thiết.
    • C: Thiếu một số yếu tố nhưng thú vị. Có thể phù hợp với công việc khác hoặc thời điểm khác
    • D: Không cần tới.
  • Lọc ra danh sách gồm các ứng viên nhóm A và Nhóm B và chuẩn bị cho bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng.

Phỏng vấn ứng viên

Chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn nhóm trong vòng khoảng 4h.

  • Giới thiệu về công ty, tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa công ty.
  • Giới thiệu về các vị trí tuyển dụng
  • Ứng viên giới thiệu
  • Có thể tổ chức các trò chơi để nhận diện rõ hơn hành vi và tính cách ứng viên
  • Mời các thành viên cũ ở các phòng ban đến để cùng tìm kiếm ứng viên phù hợp. Suy cho cùng sau này chính họ mới là người làm việc với các ứng viên này nếu đạt.

Phỏng vấn cá nhân

  • Phát triển một bộ câu hỏi để đánh giá các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
  • Xây dựng bộ câu hỏi để tìm ra thói quen, hành vi của ứng viên để đánh giá độ phù hợp với văn hóa công ty.
  • Đánh giá điểm cho các ứng viên theo một tiêu chí nhất định.
  • Đánh giá DISC của ứng viên
  • Đàm phán mức lương – thưởng và phúc lợi
  • Kiểm tra các thông tin từ nhà tuyển dụng cũ về ứng viên

Trong quá trình làm việc với các khách hàng của mình, tôi có phát triển được một bộ gồm hàng trăm câu hỏi để đánh giá hành vi của ứng viên. Nếu bạn quan tâm, hãy liên lạc với tôi để được nhận. Đây là một tài  liệu vô cùng quý giá.

Đề nghị hợp đồng

  • Đưa ra các đề nghị với ứng viên về lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc
  • Bạn hãy cho họ biết tại sao bạn nghĩ họ phù hợp với vị trí này
  • Hãy cho họ thấy các cơ hội
  • Hãy làm những điều này một cách nồng nhiệt và chân thành
  • Đánh giá các nội dung pháp lý, tham khảo từ nhà tuyển dụng cũ, bằng cấp, chứng minh năng lực…

Hoàn tất các thủ tục

Các thủ tục kiểm tra phải được hoàn thành sớm nhất có thể. Các ứng viên luôn muốn được thông báo trước khi có văn bản chính thức.

Gửi cho ứng viên một thông báo chính thức bao gồm:

  • Thư mời làm việc
  • tên vị trí
  • Các điều kiện làm việc
  • Ngày bắt đầu
  • Thời gian thử việc
  • Các điều khoản
  • yêu cầu các hành động để hoàn thành thủ tục
  • Chuẩn bị một chương trình định hướng trong 2 tháng sắp tới cho ứng viên

Wao, cuối cùng là bạn đã có một ứng viên tuyệt vời rồi.

Xem thêm một trường hợp khách hàng của tôi đã áp dụng quy trình này thế nào?

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 2 reviews
 by Trần Như Khánh

Cảm ơn coach Lâm về bài viết giá trị này rất nhiều!

 by TRẦN LỆ LAN

Anh Lâm, Các bước tuyển dung rất chi tiết, tuy nhiên phần trò chơi để phỏng vấn nhóm, nhờ anh đưa ra vài trò chơi cụ thể để ứng dụng, cám ơn anh!

KPIs là gì? và 5 bước để thiết lập

KPIs là gì?

KPIs là gì? KPI viết tắt của KPI – Key Performance Indicator, là các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một người, một bộ phận hay một doanh nghiệp.

Chúng ta hay nói, nhân viên A làm rất tốt, nhân viên B làm không tốt lắm.. Thế nào là rất tốt, thế nào là tốt và thế nào là không tốt lắm? Tất cả những điều này cần phải được đánh giá thông qua hiệu quả công việc, và hiệu quả công việc thể hiện qua các chỉ số đo lường là KPI.KPIs là gì? KPIs mẫu cho marketing

Trong ba từ K,P và I, theo bạn tại sao lại là Key? Đơn giản là vì đó là những chỉ số trọng yếu mà khi bạn đạt được nó, thì mục tiêu của bạn cũng sẽ đạt được.

Với nhân viên bán hàng, mục tiêu cuối cùng của bạn dành cho họ là doanh số, vậy KPI dành cho nhân viên bán hàng phải là những chỉ số trọng yếu mà khi đạt được nó, chắc chắn họ sẽ đạt được mục tiêu mà bạn đề ra.

Xem các bài viết khác trong chuyên mục quản trị ở đây

Nguyên nhân và kết quả

Có rất nhiều chỉ số khác nhau trong doanh nghiệp, nhưng bất cứ khi nào thiết lập KPI, bạn cần phải biết những chỉ số nào là nguyên nhân, những chỉ số nào là kết quả. Bạn chỉ nên đánh giá thông qua các chỉ số là nguyên nhân dẫn đến các chỉ số khác mà thôi.

Đây là một chủ đề thực sự không đơn giản và dễ dàng nói trong vài trang của tài liệu này. Tôi sẽ cố gắng trình bày những điều căn bản nhất mang tính nguyên tắc để bạn có cái nhìn tổng quan KPIs là gì và bước đầu có thể áp dụng trong doanh nghiệp của mình.KPIs là gì? KPis mẫu cho nhân viên bán hàng

Có một nguyên tắc bạn cần phải nhớ, cái gì không đo lường được thì bạn sẽ không bao giờ đánh giá được. Cái gì không đánh giá được thì sẽ không thể quản lý được, và khi bạn không quản lý được, bạn sẽ không thể cải tiến được nó.

Xem thêm mô hình 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

Ba thành phần của KPI / KPIs

Khi thiết lập KPI / KPIs cho một vị trí nào đó, có 3 thành phần quan trọng bạn cần phải để ý:

  • Objectives: bạn muốn điều gì? Bạn kỳ vọng vào điều gì ở vị trí này?
  • Measure: Bạn sẽ đo lường nó như thế nào?
  • Target: Cụ thể con số mà bạn mong muốn là bao nhiêu?

KPIs là gì? KPIs có phải là để kiểm soát?

Câu trả lời là không, KPI  / KPIs là để giúp cho người chủ và toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp:

  • Truyền thông
  • Đánh giá hiệu suất hoạt động
  • Học hỏi và cải tiến
  • Đưa ra quyết định và hành động

KPIs là gì và 5 bước thiết lập KPIs trong doanh nghiệp

Bước 1. Thiết lập mục tiêu

Bạn cần thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp và mục tiêu cho từng phòng ban, mục tiêu cho từng vị trí.

Bước 2. Đánh giá hiện tại

Xác định các phương thức ĐANG sử dụng để đánh giá hiệu quả làm việc của từng vị trí. Các phương thức đánh giá này đã đủ hay chưa? Có phù còn hợp với mục tiêu hiện tại hay không? Có khoảng cách nào giữa cách đánh giá hiện tại và mục tiêu của doanh nghiệp không?

Đăng ký nhận file Audit KPI /KPIs hiện tại

Bước 3. Lựa chọn

Lựa chọn 5-7 đầu việc quan trọng nhất trong bản mô tả công việc của mỗi vị trí và cùng với bước 2 thiết lập phương thức đánh giá mới, các chỉ số mới. Lưu ý là cách đánh giá mới phải dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Mục tiêu
  • Số liệu năm trước
  • Xu thế năm nay
  • Ngân sách

Bước 4. Phân tích và báo cáo.

Thiết lập hệ thống báo cáo và phân tích kết quả của từng vị trí. Hệ thống báo cáo phải đảm bảo có thể đọc một cách dễ dàng, ngắn gọn ( trên 1 trang thôi) và có biểu đồ so sánh.

Bước 5. Cải tiến

Bước này là bước rất quan trọng, vì khi mục tiêu thay đổi, chiến lược thay đổi thì KPI / KPIs cho từng vị trí sẽ thay đổi theo. KPI / KPIs phải luôn được cập nhật hàng năm dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp.

Xin lưu ý là mọi vị trí, miễn là bạn có mô tả công việc là đều có thể thiết lập KPI cho họ, ngay cả bảo vệ.

Ví dụ thực tế

Tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện sử dụng KPI / KPIs để bạn thực sự hiểu KPIs là gì và chúng tôi sử dụng nó như thế nào?

Doanh nghiệp này có khoảng 30 nhân viên kinh doanh và chia làm nhiều khu vực khác nhau. Trong tháng 4 và tháng 5 năm ngoái, tình hình doanh thu giảm đi rất nhiều. Một phần vì những bất lợi của thời tiết, nhưng đâu đó, tôi vẫn tin là do chưa làm hết sức có thể.

Sau khi hỏi kỹ, tôi phát hiện ra là công ty có đặt ra KPI /KPIs cho nhân viên kinh doanh là mỗi ngày liên lạc với 15 khách hàng. KPI /KPIs này đã đặt ra từ mấy năm trước. Gần như ngay lập tức tôi biết rằng là con số 15 này không còn đúng nữa.

Đo lường

Tôi gửi cho họ một file excel, ghi nhận lại các con số từng ngày của mỗi sales bao gồm: bạn liên lạc với bao nhiêu người? tỉ lệ bán hàng thành công là bao nhiêu? Mỗi lần bán được bao nhiêu tiền? Mỗi người mua lặp lại bao nhiêu lần?

Chỉ có vài con số như vậy thôi. Chúng tôi cho đo liên tục trong 2 tuần. Sau 2 tuần phân tích số liệu, họ phát hiện ra, nếu chỉ với các con số này, mỗi nhân viên chỉ có thể đạt 1/2 chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.

Sự thật đúng là như vậy, 3 năm trước họ đặt ra KPI /KPIs này và mức doanh thu kỳ vọng lúc đó mới khoảng 10 triệu Đô la mỗi năm, trong khi năm 2016 họ đặt chỉ tiêu là gần 20 triệu Đô la. Bạn thấy đấy, một khi thiết lập KPI / KPIs sai hoặc không cập nhật, hậu quả thật khủng khiếp.

Kết quả

3 tuần sau khi điều chỉnh lại KPI /KPIs cho từng sales, doanh thu công ty gần quay trở lại mức kỳ vọng ban đầu. Bạn có thấy tuyệt vời không?

Hãy chú ý đến đoạn in nghiêng và đậm ở trên, đó là những KPI / KPIs quan trọng nhất cho một nhân viên bán hàng đấy. Bạn có thể lên Youtube, tìm đến videos có tên là 5 bước để gia tăng lợi nhuận của tôi để hiểu thêm về nó. Nếu tìm không thấy, bạn có thể email đến tôi, tôi sẽ gửi cho bạn hoặc mời bạn đến chương trình huấn luyện mô hình 6 bước để xây dựng doanh nghiệp thành công của tôi. Trong ngày huấn luyện đó, tôi cũng sẽ trình bày rất chi tiết nội dung này và ứng dụng của nó.

Video về 5 bước gia tăng lợi nhuận

Một số nhóm KPI / KPIs để lựa chọn

Tôi hay nhận được các câu hỏi như là KPIs là gì hay làm sao để thiết lpj KPIs, cho tôi xin vài mẫu KPIs được không? Hãy tham khảo các KPIs mẫu dưới đây nhé.

KPIs mẫu cho Sales – KPIs mẫu cho marketing

  1. Thị phần
  2. Khách hàng tiềm năng phân loại theo nguồn
  3. Số lượng khách hàng tiềm năng
  4. Tỉ lệ chuyển đổi
  5. Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng
  6. Lợi nhuận trên mỗi khách hàng
  7. Số lượng giao dịch trung bình trên mỗi khách hàng
  8. Độ hài lòng của khách hàng
  9. Số lượng khách hàng mới
  10. Độ nhận diện thương hiệu
  11. Số lượng khách hàng hiện có
  1. Số lượng khách hàng được giới thiệu
  2. Tỉ trọng doanh thu trên từng mặt hàng
  3. Tỉ lệ khách hàng tái ký hợp đồng hay mua lại
  4. Giá trị vòng đời của khách hàng

KPI / KPIs mẫu cho Tài chính

  1. Doanh thu
  2. Tỉ suất lợi nhuận ròng
  3. Tỉ suất lợi nhuận gộp
  4. ROI
  5. Tiền mặt
  6. Giá vốn hàng bán
  7. Vòng quay tồn kho
  8. Dòng tiền
  9. Vay ngân hàng
  10. Lưu kho
  11. Tuổi nợ
  12. EBITDA
  13. Chi phí sửa chữa hàng năm
  14. Tỉ lệ nợ và tài sản
  15. Đầu tư nghiên cứu và phát triển
  16. Chi phí đào tạo
  17. Chi phí marketing
  18. Khấu hao tài sản
  19. Tài sản cố định
  20. Nợ ngắn hạn
  21. Chi phí lãi vay
  22. Nợ xấu
  23. Chiết khấu

KPI / KPIs mẫu cho hoạt động hàng ngày

  1. Chi phí trên mỗi sản phẩm
  2. Số lượng nhân viên
  3. Chi phí
  4. Thời gian phản hồi cho khách hàng
  5. Timeliness
  6. Dịch vụ sau bán hàng
    1. Phần trăm hay số lượng sản phẩm phải bảo hành
    2. Trả hàng
    3. Sai sót khi giao hàng
  7. Số lượng khách hàng phản hồi
  8. Số lượng đơn hàng bị hủy trước khi giao
  9. Số lượng đơn hàng giao sai
  10. Giờ công lao động
  11. Thời gian phải làm thêm
  12. Thời gian bị gián đoạn kinh doanh
  13. Chi phí bảo trì

KPI / KPIs mẫu cho nhân sự

  1. Số lượng nhân viên
  2. Số lượng quản lý
  3. Tỉ lệ quản lý trên nhân viên
  4. Nghỉ việc
  5. Số lượng nhân viên mới
  6. Số giờ đào tạo trên mỗi nhân viên
  7. Chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên
  8. Chi phí tuyển dụng nhân sự mới
  9. Phần trăm nhân viên được đào tạo đầy đủ
  10. Tỉ lệ biến động nhân sự

Độ hài lòng của nhân viên

  1. Kết quả hoạt động trên mỗi nhân viên
  2. Doanh thu trên mỗi nhân viên
  3. Hiệu suất hoạt động

KPI / KPIs cho nhà cung cấp

Độ hài lòng với nhà cung cấp

  1. Thời gian phản hồi
  2. So sánh chi phí trên từng nhà cung cấp
  3. Giao hàng đúng hẹn
  4. Độ hài lòng
  5. Số lượng hay phần trăm hàng lỗi
  6. Công nợ
  7. Số lượng nhà cung cấp

Độ hài lòng của nhà cung cấp

  1. Lợi nhuận cho nhà cung cấp
  2. Phản hồi với nhà cung cấp
  3. Thanh toán

KPI / KPIs cho đổi mới sáng tạo

  1. Doanh thu trên sản phẩm mới hàng năm
  2. Doanh thu từ thị trường mới
  3. Doanh thu từ phân khúc khách hàng mới
  4. Số lượng khách hàng mới
  5. Thời gian ra thị trường của sản phẩm mới
  6. Thời gian ra thị trường của dịch vụ mới
  7. Ngân sách hàng năm cho R & D

Nếu đọc tới đây, bạn vẫn chưa hiểu KPI là gì, hoặc nếu bạn muốn dành thời gian tìm hiểu sâu hơn về 9 bước xây dựng hệ thống trong doanh nghiệp, xin vui lòng liên lạc với tôi và đặt lịch 1h tại đây nhé.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 3 reviews
 by Pham Van Hoa

Thank for your useful subject. It is great.

 by Hoang Nguyen
Thanks

Hôm nay mới hiểu được nhiều.

 by Hà Đinh

So great! Chi tiết, dễ hiểu và dễ áp dụng.

tầm nhìn doanh nghiệp
Tầm nhìn cho doanh nghiệp bạn là gì?

Không phải chúng ta nhận được gì, mà chúng ta trở thành ai, chúng ta cống hiến điều gì, đó mới là ý nghĩa của cuộc đời.

~ Anthony Robbins

Bạn đang đi đâu?

Tôi rất thích câu chuyện về cô bé Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Ngay khi đi lạc, Alice gặp chú thỏ trắng và hỏi chú thỏ rằng cô nên đi đường nào? Thỏ hỏi, vậy cô muốn đi đâu? Alice trả lời, tôi cũng không biết tôi muốn đi đâu nữa. Câu trả lời của thỏ là, nếu cô không biết cô muốn đi đâu thì cô đi đường nào cũng đúng.

Doanh nghiệp của chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết mình muốn đi đâu (tầm nhìn về đích đến) thì anh chị làm gì với doanh nghiệp của mình cũng đúng. Điều không đúng duy nhất là chúng ta sẽ mất tiền, mất thời gian, mất công sức và thậm chí là cả gia đình và sự nghiệp của mình.

Khi hệ thống hóa mọi thứ  trong doanh nghiệp của mình, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là bạn sẽ đi về đâu trước. Cách đi thế nào? Chiến lược là gì? Đi với ai?.. sẽ được trả lời sau.

Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn, là bức tranh mà bạn nhìn thấy trong tương lai. Bức tranh đó có thể về chính doanh nghiệp của bạn (nghìn tỷ, số một thị trường), cũng có thể là về đối tượng mà bạn phục vụ (thế giới thịnh vượng, thế giới hạnh phúc).

Bạn càng nhìn xa càng tốt và một trong những yêu cầu của tầm nhìn là nó phải đúng là ước mơ và phản ánh chính bạn. Mỗi khi đọc nó lên, tự bạn phải cảm thấy phấn khích vì nó.

Hầu hết các doanh nghiệp đều viết cho mình một tầm nhìn (và sứ mệnh…) nhưng không mấy ông chủ doanh nghiệp nhớ nó như thế nào. Nếu bạn có một tầm nhìn cho doanh nghiệp của mình và bạn cũng không nhớ nó thực sự ra sao thì đã đến lúc làm lại rồi đấy.

Bạn muốn nhìn thấy điều gì?

Trong một tháng vừa qua, tôi có dịp ngồi cùng khoảng 5 doanh nghiệp khác nhau để xây dựng lại mọi thứ trong hệ thống của họ. Dĩ nhiên là xây dựng lại cả tầm nhìn. Hầu hết trong số đó, khi mới bắt đầu mọi người đều chọn tầm nhìn liên quan đến quy mô, doanh số hay vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Sự thực thì không có nhiều khách hàng quan tâm tới chuyện đó đâu. Khách hàng, người lao động chỉ bị thu hút bởi những gì mà bạn nhìn thấy cho chính họ.

Chỉ 2 ngày trước thôi, bản thân tôi đã thấy một người bạn bán công ty với trị giá 50 tỉ (mặc dù công ty lỗ liên tục 8 năm nay) chỉ vì trình bày rất ấn tượng với nhà đầu tư về tầm nhìn của công ty mình, dù a ấy mới chọn nó chưa đầy 2 tuần. Một công ty khác khi đi trình bày dự án với chủ đầu tư, họ được giao ngay lập tức gói thầu 20 tỉ so với 6 tỉ dự định ban đầu.

Tôi có đọc trong một cuốn sách của Bryan Tracy, đại ý là, một trong số những quy luật thành công chính là: Không quan trọng bạn đến từ đâu, quan trọng là nơi bạn sẽ đến. “Nơi bạn sẽ đến”, đó chính là tầm nhìn của bạn đấy.

Cách thiết lập tầm nhìn

Trả lời các câu hỏi và liệt kê từ khóa

Tầm nhìn của bạn phải được thiết lập dựa trên niềm tin của chính bạn và những người cộng sự. Hãy cùng với team của mình trả lời các câu hỏi sau đây:

Bạn đang muốn nhìn thấy điều gì trong tương lai?

Bạn đang tin vào điều gì?

Điều đó có khả thi không?

Niềm tin đó có thật sự là điều bạn khao khát không?

Nếu có một câu chuyện về cuộc đời bạn, về doanh nghiệp này được viết lên, bạn sẽ viết điều gì?

Từ ngữ nào mô tả chính xác nhất doanh nghiệp của bạn?

Đặc tính nào bạn thấy ở doanh nghiệp mình?

Đặc tính nào bạn muốn nhìn thấy ở doanh nghiệp mình?

Đặc tính nào khiến doanh nghiệp bạn khác biệt so với các doanh nghiệp khác?

Viết ra tất cả những từ khóa quan trọng nhất mà bạn nhìn thấy được, đặc biệt là những từ khóa truyền cảm hứng, những từ khóa đắt giá mà không có đối thủ nào xài.

Ghép các từ khóa theo một cấu trúc

Tôi hay sử dụng một cấu trúc để gợi ý tạo ra những tầm nhìn.

Động từ + Danh từ + Tính Từ + Trạng từ + Danh từ

Ví dụ tầm nhìn của Philips: At Philips, we are striving to make the world healthier and more sustainable through innovation, with the goal of improving the lives of 3 billion people a year by 2025.

Tạm dịch: Tại Philips, chúng tôi đang nỗ lực để kiến tạo một thế giới khỏe mạnh hơn và bền vững hơn thông qua đổi mới sáng tạo, với mục tiêu cải thiện cuộc sống của 3 tỷ người cho đến 2025.

Một ví dụ thực tế

Tôi có một khách hàng, là một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm từ thiên nhiên. Chủ sở hữu là hai vợ chồng còn rất trẻ, sinh năm 1992.

Những ngày đầu tiên khi thiết lập tầm nhìn, họ cũng bắt đầu bằng ước mơ trở thành công ty mỹ phầm hàng đầu Việt Nam. Ước mơ đó hoàn toàn chính đáng, nhưng sự thực nó không thể truyền cảm hứng cho khách hàng của họ được. Sau hơn một tuần làm việc cùng với nhau, họ đã thiết lập cho mình một tầm nhìn rất thú vị,  “Biến ước mơ xinh đẹp và thành công của người phụ nữ trở thành hiện thực”.

Chỉ đơn giản như vậy thôi, nhưng bất cứ một người phụ nữ nào khi đọc vào đều cảm thấy mình sẽ đạt được điều gì đó khi đến với công ty này. Họ đã tuyển được rất nhiều người tài năng chỉ dựa vào tầm nhìn này.

Điều quan trọng nhất, chính tầm nhìn này sẽ truyền cảm hứng cho người chủ doanh nghiệp và đội ngũ của họ hành động mỗi ngày.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 0 reviews
Những hình ảnh tại ActionCOACH- BEFA 2019

Mỗi năm, ActionCOACH đều tổ chức The Business Excellence Forum & Awards (BEFA) – Hội nghị quốc tế về Kinh doanh và Trao giải tại 05 nơi khác nhau trên toàn thế giới: Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Châu Á Thái Bình Dương. Năm nay BEFA được tổ chức tại Việt Nam, cũng là lần đầu tiên BEFA được tổ chức bên ngoài nước Úc. Read More

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 0 reviews
Quản lý tài chính-50 chiến lược cải thiện dòng tiền

Dòng tiền luôn là điều quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp cần phải quan tâm. Có thể bạn vẫn tồn tại nếu lỗ, nhưng sẽ phải dừng hoạt động ngay lập tức nếu thiếu hụt về dòng tiền. Read More

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 1 reviews
 by Hà Đinh

Chi tiết và thực tế. Cảm ơn tác giả nhiều.

Kỹ năng quản lý thời gian-20 tuyệt chiêu bạn cần biết

Quản lý thời gian có lẽ là thứ quản lý đặc biệt nhất, bởi, thời gian của tất cả mọi người trên thế giới này đều như nhau. Ai cũng có đủ 24h mỗi ngày. Không ai hơn  và cũng không ai ít hơn người khác. Người có kỹ năng quản lý thời gian tốt không phải là người có nhiều hơn 24h mỗi ngày, mà là người tự quản lý bản thân họ tốt hơn những người khác.

Cách bạn sử dụng thời gian, chính là cách mà bạn đang sử dụng cuộc đời của mình. Vì cứ mỗi giây trôi qua là thời gian sống của bạn trên cuộc đời này giảm một giây.

Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ với các anh chị tất cả những gì anh chị cần phải biết về kỹ năng quản lý thời gian.

Kỹ năng quản lý thời gian là gì?

Đối với các chủ doanh nghiệp và những người làm từ quản lý cấp trung trở lên, có 4 yếu tố chính cần thực hiện để giúp bạn nâng cao kỹ năng quản lý thời gian:

  • Phân tích công việc (Analysis)
  • Lập kế hoạch (Planing)
  • Giao việc (Deligation)
  • Tự quản lý bản thân (Self Management)

Phân tích công việc

Mục tiêu của phân tích công việc là để biết mình thường dành thời gian hàng ngày vào những việc gì và thời gian cho mỗi công việc là bao nhiêu? Ngoài ra phân tích công việc cũng nhằm mục đích chuẩn bị cho việc lập kế hoạch và giao việc sau này.

Tôi có một khách hàng là chủ một doanh nghiệp với doanh thu khoảng 200 tỉ mỗi năm. Anh dành khoảng 60-65 giờ mỗi tuần cho công việc tại công ty và gần như không có thời gian cho gia đình và các sở thích cá nhân. 2 tuần sau khi phân tích kỹ lưỡng các công việc của mình, chúng tôi mới phát hiện ra anh ấy hoàn toàn có thể giao rất nhiều việc cho quản lý cấp trung và thư ký để xử lý giúp. Sau 4 tuần, anh đã  giải phóng được gần 16h mỗi tuần. Sau khi đào tạo thêm một số kỹ năng cho nhân viên, chắc chắn con số đó sẽ còn tăng lên rất nhiều.

Phân tích công việc là việc đầu tiên bạn cần phải làm để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của mình.

Phân tích thời gian làm việc

Việc đầu tiên bạn cần làm là hãy rà soát lại tất cả các công việc mình phải làm trong tuần và tổng hợp nó lại thành một bảng giống mẫu dưới đây.

Tôi hay sử dụng một bảng nhật ký, tôi gọi nó là bảng Time_log. Bảng này đơn giản chỉ là một bảng gồm các ngày từ thứ 2 tới thứ 7, có các khung giờ từ 6h sáng tới 6h tối. Cứ mỗi khi hoàn thành một việc gì đó, tôi sẽ gọi tên nó, ghi lại vào bảng time_log này để cuối tuần ngồi tổng hợp lại.

Sau mỗi tuần, hãy làm một cái bảng tổng hợp như sau:

Công việc
Số giờ
Chuẩn bị cho các công việc 4
Làm việc tại nơi khách hàng 3
Chuẩn bị nguyên vật liệu 7
Len kế hoạch đặt nguyên vật liệu 5
Chuyển giao nguyên vật liệu cho sản xuất 10
Báo giá 20
Việc giấy tờ 5
Gặp khách hàng 7
Gặp khách hàng tiềm năng 3
Giải lao, chơi game 1
Tổng cộng
65

Cuối mỗi ngày, bạn cũng nên tổng hợp lại số giờ mình đã làm trong ngày đó. Bạn có thể tham khảo mẫu ở bên dưới.

Ngày trong tuần
Giờ làm việc
Thứ 2 14
Thứ 3 8
Thứ 4 14
Thứ 5 11
Thứ 6 10
Thứ 7 6
Chủ nhật 2
Total 65

Sau khi tổng hợp cả hai bảng, bạn kiểm tra xem có điều gì không khớp với nhau không. Nếu có sự khác biệt về tổng số giờ làm việc trong cả tuần, hãy xem lại xem có ngày nào bạn thống kê sai không?

Sau khi hoàn thành, hãy chuyển sang bước tiếp theo.

Thứ tự ưu tiên dựa trên tầm quan trọng và độ khẩn cấp

Hầu hết các chủ doanh nghiệp và quản lý đều dành phần lớn thời gian của họ cho những việc sự vụ hàng ngày của công ty. Đó có thể là chăm sóc khách hàng, bán hàng, thực hiện dịch vụ, làm sổ sách kế toán…

Để có thể nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của mình, nhất định bạn cần phải phân biệt được hai tiêu chí sau đây cho mỗi công việc:

  • Quan trọng: là những việc mà nếu bạn không làm nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng về sau. Lên kế hoạch hoặc hoạch định chiến lược là một việc như vậy.
  • Khẩn cấp: là những việc phải hoàn tất trong 1 tuần trở lại.

Nếu dựa trên tiêu chí phân loại độ khẩn cấp và quan trọng, thì hầu hết mọi người đều tập trung vào những việc quan trọng và khẩn cấp.

Tuy nhiên, có một vấn đề lớn là bạn càng tập trung vào nó thì việc khẩn cấp như vậy càng ngày càng nhiều, nhất là khi công ty lớn lên và có nhiều khách hàng hơn. Đó cũng là lý do vì sao mọi người đang có một niềm tin sai lầm là công ty càng lớn thì chủ doanh nghiệp càng bận rộn hơn. Đây là một nghịch lý, hãy nghĩ ngược lại. Tại sao công ty lớn hơn, bạn có nhiều nguồn lực hơn, đúng ra bạn phải làm ít đi vì có nguồn lực hỗ trợ chứ?

Công ty bạn là 10 năm hay 1 năm làm 10 lần?

Tôi hay nói với cách khách hàng của mình, công ty của bạn 10 năm hay công ty của bạn là 1 năm nhưng làm 10 lần? Hai trạng thái này hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc quan trọng và khẩn cấp, cty bạn đúng nghĩa là 1 năm nhưng làm 10 lần. Mỗi năm trôi qua bạn phải chăm nhiều nhân viên hơn, nhiều khách hàng hơn thì bạn bận hơn là đúng rồi. Tuy vậy, nếu bạn chỉ dành ra mỗi tuần 4-6h để làm những việc quan trọng mà không khẩn cấp thôi, thì mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn khác.

Mỗi ngày 1h, mỗi tuần 4-6h, rất ít phải không nào. Nhưng hãy tưởng tượng, mỗi tuần bạn xây dựng một quy trình nào đó để hệ thống của bạn tự vận hành. Mỗi tuần một ít thôi. Một năm trôi qua, chuyện gì sẽ xảy ra? Có phải là bạn sẽ bắt đầu có một hệ thống và đội ngũ của bạn sẽ dần dần theo hệ thống đó không? Khi bạn làm việc quan trọng, việc khẩn cấp sẽ tự ít đi.

kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Nhìn vào hình trên, bạn hãy dành:

  • 20% thời gian (4-6h mỗi tuần) cho việc quan trọng và không khẩn cấp.
  • 60% cho những việc hàng ngày
  • 20% cho việc không quan trọng, thậm chí là giải trí.

Hãy lập một bảng danh sách các công việc theo mẫu sau

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Lập kế hoạch làm việc

Hiển nhiên bạn luôn phải có kế hoạch năm, kế hoạch tháng và kế hoạch tuần. Việc của bạn là hãy đưa các công việc vào kế hoạch làm việc hàng ngày của mình bằng một lịch làm việc mẫu. Chúng tôi gọi đó là Defaul Diary. Hãy xem một Defaul Diary mẫu ở dưới đây để bạn có thể lập cho mình một kế hoạch làm việc hoàn hảo.

Bí quyết để làm việc một cách hiệu quả là “giờ nào việc đó” và đừng để những việc không liên quan làm xao nhãng sự tập trung của bạn. Đó cũng chính là đỉnh cao của kỹ năng quản lý thời gian đấy.

Ví dụ, mỗi ngày bạn sẽ chỉ kiểm tra email và trả lời email vào 8h-9h sáng và 14h-15h chiều, tất cả các giờ còn lại đừng bận tâm tới nó. Đừng cho phép nhân viên bạn gõ cửa để duyệt báo giá hay xin ý kiến về kế hoạch cho chương trình sắp tới trong khi đó là giờ bạn dành riêng cho mình để hoạch định chiến lược.

Rộng hơn một chút, với công ty chúng ta cũng hoàn toàn có thể quy định có một ngày cụ thể để ký các giấy tờ cần thiết, ký duyệt các khoản thanh toán và thanh toán vào một ngày duy nhất trong tuần. Tôi biết có một khách hàng của tôi có ngày phải đi lại giữa công ty và nhà 3-4 lần chỉ vì nhân viên cần ký duyệt chi gấp.

nâng cao kỹ năng quản lý thời gian với default diary
nâng cao kỹ năng quản lý thời gian với default diary

Giao việc

Một trong những khó khăn lớn nhất của các chủ doanh nghiệp là họ ôm quá nhiều việc, không biết việc nào nên tự làm, việc nào nên giao cho nhân viên dưới quyền hoặc gia công ra bên ngoài. Mô hình dưới đây sẽ cho phép bạn có thể nhận biết được đâu là việc chúng ta cần giao, đâu là việc chúng ta nên làm?

Hãy nhìn vào danh sách công việc mà bạn sẽ phải làm và đưa nó vào các ô tương ứng ở hình bên dưới. Chúng ta có tổng cộng 9 ô, là giao giữa hai cột (Skill – Kỹ năng) và dòng (Sự ưa thích – Fun). Ví dụ có một công việc là lên kế hoạch hàng tháng, đây là công việc cần phải có kỹ năng cao và bạn cũng thực sự thích thú công việc này, hãy đưa nó vào ô tương ứng ở góc trên cùng bên phải, đó là nơi giao nhau giữa dòng kỹ năng cao và sự ưa thích cao.

Kỹ năng quản lý thời gian với skill - fun matrix

Bạn nên điền lần lượt tất cả các công việc mà bạn phải làm vào các ô tương ứng. Các ô cần có kỹ năng thấp hoặc trung bình và bạn cũng không thực sự thích thú với nó, hãy giao nó cho nhân viên hoặc tìm một đơn vị để gia công ra ngoài.

Với nhân viên cũng vậy, để có thể đạt hiệu suất cao nhất, hãy cố gắng để họ làm những việc họ thực sự ưa thích.

Tự quản lý bản thân

Thật ra bản chất của việc nâng cao kỹ năng quản lý thời gian là nâng cao kỹ năng tự quản lý bản thân. Hãy luôn tập trung vào chỉ tiêu và kế hoạch, tập trung vào các công việc mà bạn đã hoạch định từ trước. Tôi biết có nhiều người lập kế hoạch rất tốt, nhưng họ không bao giờ làm hoặc lấy đủ lý do để không thực hiện theo các kế hoạch đó.

Để giúp bạn có thể tự quản lý bản thân và quản lý các công việc của mình. Vào cuối mỗi ngày, trước khi rời khỏi công ty hãy liệt kê ra từ 5-7 công việc cho ngày mai. Các công việc này nhất thiết phải liên quan tới mục tiêu trong tuần, tháng, quý của bạn.

Buổi sáng khi vào công ty, hãy tập trung xử lý từng việc một theo khung thời gian đã hoạch định trước. Kỷ luật bản thân là điều quan trọng nhất ở bước này.

20 tuyệt chiêu để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian

  1. Chế ngự việc dùng điện thoại, email & phương tiện truyền thông
  2. Giảm thiểu các cuộc họp
  3. Luôn đúng giờ
  4. Lập và sử dụng danh sách – lịch trình, danh sách các việc cần làm, danh sách người cần liên hệ, có kế hoạch cho các hội nghị
  5. Luôn đảm bảo mọi việc gắn liền với mục tiêu của bạn
  6. Hãy sử dung 90 bìa đựng hồ sơ đánh số từ 1-30 để hệ thống hoá  thông tin trong 90 ngày có liên quan
  7. Chốt thời gian làm việc của bạn – default diaries
  8. Hạn chế các hoạt động không có trong kế hoạch. Mọi việc nên được hạn định trong 30 phút từ đầu ngày cho đến cuối ngày
  9. Tận dụng các thời gian lẻ “Bất đắc dĩ”: Nghe sách nói và CD khi bị kẹt xe, chờ cuộc hẹn ở văn phòng hay sân bay
  10. Tránh giờ cao điểm – tránh đi ngân hàng vào thứ Sáu, đặc biệt sau 11 sáng, tránh đi chợ vào ngày nghỉ cuối tuần
  11. Thiết lập mục tiêu cá nhân để tạo động lực và nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian
  12. Lên kế hoạch cho hôm sau
  13. Ưu tiên làm việc khó và quan trọng trước MỖI ngày
  14. Không tập trung vào những việc nhỏ
  15. Thiết lập THỜI KHÓA BIỂU và bám sát theo
  16. Đầu tư thời gian chứ không phải dùng thời gian
  17. Có lịch trình cho tất cả các cuộc họp
  18. Nên họp nhóm online để tiết kiệm thời gian
  19. Học cách trao quyền cho đội ngũ
  20. Thuê một nhà huấn luyện ActionCOACH để giúp bạn đi đúng hướng

5 câu hỏi cuối cùng để giúp kỹ năng quản lý thời gian của bạn tốt hơn

  1. Bạn đang làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày và mỗi tuần?
  2. Phần lớn nhóm công việc (theo tiêu chí quan trọng và khẩn cấp) nào bạn đang làm trong hầu hết các ngày?
  3. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho mỗi “nhóm công việc” này?
  4. 3 việc bạn cần phải dừng ngay là gì?
  5. 3 việc bạn cần phải làm ngay là gì?
  6. 5 việc mà bạn nên làm nhiều hơn là gì?

Điều quan trọng nhất

Nếu bạn muốn kỹ năng quản lý thời gian của mình được nâng lên, việc mà bạn cần làm đầu tiên không phải là các kỹ thuật để hiệu quả hơn, điều quan trọng mà bạn cần làm là thay đổi mối quan hệ với thời gian.

Hãy yêu thời gian

Hãy suy nghĩ xem để thay đổi một mối quan hệ bạn cần làm gì? Bạn phải làm đầu tiên là phải cảm thấy YÊU nó, BIẾT ƠN nó và LÀM BẠN với nó. Nói có vẻ quá lên nhỉ, nhưng sự thật là vậy. Hãy đưa những câu như “Tôi yêu thời gian, thời gian là người bạn tốt nhất của tôi, vì thời gian sẽ giúp tôi đạt được những điều mình muốn, thời gian giúp tôi có cơ hội mang những điều tốt đẹp nhất mà tôi có đến với thế giới này” vào các câu khẳng định mà bạn đọc vào mỗi buổi sáng.

và thoải mái với chính mình

Nếu bạn đang có một lịch làm việc chuẩn và cảm thấy hoàn toàn chưa tuân thủ được nó, hãy cảm thấy thoải mái với điều này. Ngưng ngay lập tức việc đổ lỗi cho thời gian, phàn nàn về thời gian và phán xét chính mình. Đừng căng thẳng. Mỗi ngày trôi qua, điều bạn cần làm là quan sát một cách không phán xét khả năng tận dụng thời gian của mình và tìm cách cải thiện nó mỗi ngày. Làm từng bước một, trong sự hân hoan, trong sự thoải mái và biết ơn.

Nếu bạn cần các biểu mẫu ở trên, xin vui lòng liên lạc với tôi nhé.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 9 reviews
 by Phương Huyền

20 tuyệt chiêu và 5 câu hỏi cuối hay quá anh. Tập áp dụng liền. Cám ơn anh!

Chỗ nào chưa ổn hoặc cần được hướng dẫn thêm thì báo a nhé.

 by Julia

Thank coach Leo ❤️

 by Phuong Lam
Excellent

Thời gian là thứ hữu hạn.Vậy nên chúng ta cần phải
biết cách quản lý để mang lại hiệu quả. Biết ơn bài chia sẻ tuyệt vời của coach Lâm

 by Jenny Trần

Em thiếu mất bước phân tích thời gian mà vô làm luôn default diary luôn

 by Tommy Hoa

Phần 20 tuyệt chiêu Hay và ý nghĩa quá ạ. Em thích nhất mục 4. Cảm ơn Thầy ạ 🙂

 by Trần Như Khánh

Thật chi tiết và hết sức pareto, cảm ơn anh Lâm nhiều!

 by Phuc Hien

Rất hữu ích!

 by Phạm Duy Tuân

Rất chi tiết và nhiều giá trị!

Cảm ơn a Tuân

 by Hoang Nga

Thank you very much

Cảm ơn Nga.

huấn luyện doanh nghiệp là gì?
Huấn luyện doanh nghiệp – Business coaching: Tất cả những điều bạn cần biết

hiệu quả của huấn luyện doanh nghiệp sau 6-12 thángHuấn luyện doanh nghiệp – business coaching là gì?

Các nhà huấn luyện doanh nghiệp thường là những người được đào tạo bài bản theo một hệ thống đã được chứng thực là hiệu quả từ trước. Xuất phát điểm của họ đôi khi là một chủ doanh nghiệp trước đó, nhưng đôi khi chỉ đơn thuần là những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Họ là những người sử dụng hệ thống, sử dụng năng lực về phát triển con người, sử dụng các kỹ năng đặt câu hỏi, gợi mở vấn đề của mình để giúp cho người khác thành công với doanh nghiệp và với cuộc đời của họ.

Bạn cần tham khảo thêm quan điểm của chúng tôi về huấn luyện doanh nghiệp ở đây

Lợi ích của huấn luyện doanh nghiệp

Có thể bạn đang điều hành một công ty rất lớn, nhưng cũng có thể bạn chỉ đang điều hành một công ty nhỏ của mình. Dù bạn là ai, quy mô công ty bạn thế nào thì lợi ích của huấn luyện doanh nghiệp – business coaching là điều không cần phải bàn cãi.

Đôi khi chúng ta cảm thấy mọi thứ khó khăn và khá cô đơn khi điều hành doanh nghiệp của mình. Viêc có một người hướng dẫn đáng tin cậy, một người có thể giúp mở rộng góc nhìn của mình trước khi ra quyết định là một điều tuyệt vời và là một tài sản quý giá mà bạn có thể sở hữu.

Có rất nhiều bài chia sẻ về việc phát triển một doanh nghiệp như thế nào, nhưng hầu hết đều chung chung. Ngoài ra có 2 điều mà tôi thấy rất rõ:

  • Nó không có một hệ thống đủ rõ ràng để bạn biết nên làm gì và theo thứ tự nào
  • Nó không mang tính cá nhân hóa cho từng doanh nghiệp

Chưa kể, có rất nhiều người biết mình nên làm gì là tốt nhất nhưng rồi họ vẫn không làm gì cả. Các vấn đề bên trong họ quá lớn.

May mắn là ngành huấn luyện doanh nghiệp – business coaching ra đời. Những nhà huấn luyện doanh nghiệp ( business coach) chuyên nghiệp,  luôn biết cách để giúp bạn một cách hiệu quả nhất và phát huy tối đa năng lực bên trong của bạn. Không hẳn vì họ giỏi, đơn giản là vì bản chất của việc huấn luyện là theo một hệ thống đã được chứng thực là hiệu quả từ rất lâu trước đó.

Phát triển nhanh, bền vững

Các nhà huấn luyện doanh nghiệp làm việc với các chủ doanh nghiệp, đội ngũ điều hành để nâng cao năng lực lãnh đạo, thay đổi tư duy, tìm kiếm các chiến lược để giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Ba sản phẩm quan trọng của quá trình huấn luyện doanh nghiệp là:

  • Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ điều hành và chủ doanh nghiệp
  • Sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp
  • Thay đổi phong cách sống, chất lượng cuộc sống của những người có liên quan

Cho dù bạn đang gặp khó khăn hay bạn muốn đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới, làm việc với một nhà huấn luyện doanh nghiệp luôn là một lựa chọn sáng suốt. Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ là bạn có khả năng huấn luyện được hay không mà thôi.

Xem thêm bài Lãnh đạo là gì ở đây

Một nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ làm gì?

Một nhà huấn luyện thường đóng nhiều vai trò khác nhau. Họ có thể là một nhà đào tạo, một nhà tư vấn, một người định hướng, một người truyền cảm hứng cho chủ doanh nghiệp. Bạn cũng có thể hỏi bất kỳ điều gì khi bạn gặp khó khăn. Không phải bởi vì một nhà huấn luyện doanh nghiệp đủ giỏi để trả lời mọi câu hỏi. Bằng hệ thống, bằng khả năng thay đổi góc nhìn và khơi gợi những điều đã có sẵn từ bên trong bạn, một nhà huấn luyện có thể giúp cho bạn biết chính xác bạn nên làm gì?

Hệ thống

Một nhà huấn luyện doanh nghiệp được học một cách kỹ lưỡng về hệ thống vận hành của một doanh nghiệp nên như thế nào? bao gồm những gì? Vì vậy, sẽ tương đối dễ dàng để họ có thể cho bạn biết bạn đang ở đâu? Vấn đề cốt lõi của bạn thật ra là gì? Nên làm gì tiếp theo?

Tham khảo hệ thống của chúng tôi

Tập trung vào mục tiêu

Một nhà huấn luyện doanh nghiệp cũng sẽ giúp bạn thiết lập một mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và giúp bạn đạt mục tiêu đề ra. Đây là những mục tiêu thành tựu. Nhưng để đạt các mục tiêu thành tựu, bạn cần phải biến nó thành các mục tiêu thói quen và kiểm soát nó mỗi ngày. Từ mục tiêu thành tựu, một nhà huấn luyện xuất sắc sẽ cho bạn biết:

  • Các thói quen hàng ngày bạn cần thiết lập để đạt mục tiêu là gì?
  • Bạn cần phải thay đổi điều gì từ bên trong con người mình và biểu hiện nó ra bên ngoài ra sao?
  • Nhân dạng, giá trị, niềm tin, góc nhìn của bạn cần phải thay đổi là gì?
  • Các bài luyện tập mỗi ngày để giúp bạn thay đổi những điều quan trọng đó.

Tuân thủ quy trình

Khi đã có mục tiêu, các nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ có một quy trình chặt chẽ để giúp bạn biến mục tiêu thành các chiến lược, chiến lược thành các hành động và cuối cùng mới đưa lên lịch làm việc tuần, tháng, quý và năm. Đó là cả một quy trình rất thú vị và chặt chẽ để đảm bảo bạn luôn đi đúng đường.

Năng lực lãnh đạo

Trên con đường dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công, bạn cần có năng lực lãnh đạo. Một nhà huấn luyện xuất sắcluôn hiểu rằng thành hay bại cũng bởi năng lực lãnh đạo. 25% – 30% thời gian của một nhà huấn luyện là để giúp bạn nâng cao năng lực lãnh đạo. Điều đó sẽ giúp bạn đi nhanh hơn, có được đội ngũ tuyệt vời hơn.

Thay đổi nhân dạng

Điều cuối cùng là một nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ giúp bạn hoàn toàn thay đổi sau một thời gian huấn luyện. THông thường là sau khoảng 6 tháng tới 1 năm, nếu bạn chịu thay đổi và luyện tập theo hệ thống mỗi ngày, bạn sẽ trở thành:

  • Một người lãnh đạo giỏi, truyền cảm hứng
  • Một người kỷ luật
  • Luôn theo sát mục tiêu
  • Có thời gian cho gia đình, cho bản thân
  • Có một đội ngũ tuyệt vời
  • Có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc
  • Có tư duy tuyệt vời
  • Nhìn được một cách rõ ràng con đường xây dựng doanh nghiệp ở phía trước và nên làm gì tiếp theo
  • và còn rất nhiều điều tuyệt vời khác.

Điều đó không có gì lạ cả. Tất cả bởi vì bạn đã làm theo một hệ thống huấn luyện và một triết lý phát triển bản thân hiệu quả.

Huấn luyện doanh nghiệp không là gì?

Có lẽ cần nói thêm về việc người huấn luyện sẽ không làm gì? Họ không phải là một người làm thay bạn. Họ không phải là người ra quyết định giúp bạn.  Họ cũng không phải là người phân xử đúng sai trong doanh nghiệp hay gia đình bạn. Đặc biệt họ không phải là một nhân viên của bạn. Tất cả những gì họ làm là cho bạn một góc nhìn mới và bạn tự là người ra quyết định.

Xem thêm bài về phong cách huấn luyện của tôi

Tại sao việc huấn luyện doanh nghiệp lại hiệu quả hơn nhiều so với khoản đầu tư?

Nguyên tắc quan trọng nhất của việc huấn luyện doanh nghiệp là “làm một lần – hưởng mãi mãi”. Nhà huấn luyện chỉ cùng bạn tập trung vào những gì tạo ra ảnh hưởng mãi mãi về sau cho doanh nghiệp bạn.

Hãy tưởng tượng, bạn bỏ ra XXX đồng cho việc huấn luyện trong 1 tháng. Trong tháng đó, nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ cùng bạn xây dựng quy trình bán hàng chẳng hạn. Ngay khi được áp dụng, chắc chắn quy trình đó sẽ giúp bạn ngay lập tức nâng cao hiệu quả của việc bán hàng và mang lại tiền cho bạn.

huấn luyện doanh nghiệp là gì?
huấn luyện doanh nghiệp là gì?

Làm một lần hưởng mãi mãi

Doanh thu tăng lên chắc chắn sẽ đủ bù cho khoản đầu tư vào việc huấn luyện. Không những thế, bạn còn được hưởng cái quy trình này mãi mãi về sau nên lợi nhuận thu được đương nhiên cao gấp nhiều lần so với số tiền bạn bỏ ra trong tháng đó.

Các tháng sau thì sao? Các tháng sau bạn lại tiếp tục thay đổi một điều gì đó cốt lõi của doanh nghiệp mình mà.

Và cứ tiếp tục như vậy.

Đó là lý do tại sao việc huấn luyện doanh nghiệp lại mang lại hiệu quả lớn như vậy.

Huấn luyện doanh nghiệp phù hợp với quy mô nào?

Việc vận hành một doanh nghiệp, cho dù nhỏ hay lớn đều gần như có những quy tắc chung. Tất nhiên phương thức vận hành có thể khác nhau. Vậy nên với doanh nghiệp nhỏ thì chương trình huấn luyện sẽ khác các doanh nghiệp lớn. Huấn luyện cho người chủ doanh nghiệp sẽ khác so với huấn luyện cho đội ngũ thực thi.

Tuy vậy, một nhà huấn luyện xuất sắc sẽ luôn biết làm việc với bạn theo chương trình nào là hợp lý nhất.

Mọi chủ doanh nghiệp đều nên có một nhà huấn luyện

Thường thì việc huấn luyện không liên quan tới quy mô của doanh nghiệp. Bởi bất kỳ ai cũng cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo, biết cách làm kế hoạch, biết cách xây dựng hệ thống cho doanh nghiệp tự vận hành, có khả năng thấu hiểu và đồng cảm, có khả năng tự kiểm soát bản thân mình, ai cũng mong muốn có cuộc sống hạnh phúc và cân bằng…

Bất kể bạn lớn hay nhỏ, bạn đang có thời gian hay không, bạn đang gặp điều gì, cũng nên có một nhà huấn luyện bên cạnh. Cái giá mà bạn phải trả cho việc làm sai và không biết quản lý, không có khả năng tìm kiếm khách hàng, không có khả năng xây dựng hệ thống, không có khả năng kiểm soát tiền, mất uy tín lớn hơn nhiều so với việc thuê một nhà huấn luyện doanh nghiệp cho chính bạn.

Một vài con số ấn tượng

Các chủ doanh nghiệp nói rất nhiều về các con số ấn tượng mà họ đã có được khi làm việc với các nhà huấn luyện doanh nghiệp. Chỉ số hài lòng luôn ở mức khoảng 90%. Sau đây là một vài con số đã được công bố

Các công bố chính thức

Một nghiên cứu vào năm 2011 của Manchester Inc cho thấy, các doanh nghiệp thu về con số lợi nhuận cao hơn gấp 5.7 lần so với số tiền họ bỏ ra thuê một nhà huấn luyện doanh nghiệp. Với những nhà huấn luyện có kinh nghiệm và xuất sắc, con số này có lẽ lớn hơn rất nhiều lần.

Một báo cáo của Personnel Management Association cho thấy, các nhà quản lý được huấn luyện, năng suất làm việc sẽ cao hơn 88% so với 22% khi họ được đào tạo.

Báo cáo của Hay Group cho thấy, 40% các công ty trong top 500 công ty lớn nhất sử dụng dịch vụ huấn luyện cho đội ngũ điều hành của họ.

Một nghiên cứu của MetrixGlobal LLC cho thấy, mỗi doanh nghiệp bỏ ra 1$ chi cho việc huấn luyện, họ thu về 7.9$ tiền lãi sau đó. Như tôi nói ở trên, nếu với một nhà huấn luyện có kinh nghiệm và xuất sắc, con số này lớn hơn rất nhiều lần.

hiệu quả của huấn luyện doanh nghiệp sau 6-12 tháng
Hiệu quả của huấn luyện doanh nghiệp sau 6-12 tháng có thể thấy ngay được

Và còn hơn thế

53% các chủ doanh nghiệp và đội ngũ thực thi báo cáo rằng họ đã tăng năng suất làm việc lên nhiều lần.

61% các chủ doanh nghiệp báo cáo rằng họ đã cảm thấy hạnh phúc hơn, thỏa mãn hơn trong công việc.

23% các nhà điều hành báo cáo rằng huấn luyện doanh nghiệp đã giúp họ giảm các chi phí vận hành.

67% các nhà điều hành báo cáo rằng việc huấn luyện doanh nghiệp giúp họ và đội ngũ nhanh chóng nâng cao năng lực và các kỹ năng cần thiết trong công việc.

Để hiểu thêm về các quy trình huấn luyện doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm các đường dẫn sau:

Hỏi đáp về huấn luyện doanh nghiệp

Quy trình một buổi huấn luyện miễn phí và liên lạc với tôi để tìm hiểu thêm về huấn luyện doanh nghiệp

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

COACH LEO
Average rating:  
 2 reviews
 by Henry

Bài viết hữu ích cho doanh nghiệp muốn tìm hiểu về nhà huấn luyện

 by Hà Đinh
Tuyệt vời

Một bài viết tuyệt vời để cho tôi thấy được thật sự huấn luyện doanh nghiệp là gì